Đá nhân tạo là gì?
Bạn yêu thích đá nhân tạo bởi nhưng ưu điểm của nó . Tuy nhiên bạn có biết rõ về thành phần cấu tạo lên đá nhân tạo. Sau đây chúng ta cùng Nhà bếp hoàng gia tìm hiểu về đá nhân tạo
- Đá nhân tạo được làm từ hỗn hợp 2/3 khoáng đá tự nhiên và 1/3 keo Acrylic (Methyl Methacrylate) và Alumina Trihydrate (hyroxit nhôm Al(OH)3) và chất tạo màu. Nó có khả năng bị uốn dẻo khi bị gia nhiệt với nhiệt độ 150°C và cho phép những nhà chế tác tạo ra những thiết kế đặc biệt. Nó được dùng chủ yếu cho các ứng dụng trong nhà bếp, văn phòng như mặt bàn, mặt tủ bếp, quầy giao dịch. Do có đặc tính chống ẩm rất tốt nên nó còn được dùng trong các ứng dụng của tường nhà.
Ảnh đá nhân tạo
Ưu điểm của đá nhân tạo so với đá tự nhiên:
Đá nhân tạo là vật liệu hỗn hợp giữa khoáng đá tự nhiên và keo Acrlyic nên nó là vật liệu đặc, không chứa lỗ rỗng, cứng, bền, bền màu, uốn cong được, dễ chế tác, có thể sửa chữa được và làm mới. Đá nhân tạo có những đặc tính khác khá quan trọng như chống ố bẩn, chịu nhiệt, chống tia cực tím, không có vết nối, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể thiết kế linh hoạt, bền màu và đa dạng về màu sắc.
- Độ bền : Đá nhân tạo đã chứng tỏ là một vật liệu rất bền và thân thiện. Nó chống chịu được các tác nhân như cắt, khía v.v… tại những nơi con người thường xuyên đi lại. Đá nhân tạo đã được thí nghiệm đặc tính cơ, nhiệt, điện và những đặc tính bề mặt khác.
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm : là vật liệu đặc không có lỗ rỗng và có thể chế tác liền tấm, không mối nối, sản phẩm làm từ đá nhân tạo không cho phép nước hoặc bụi lọt vào các khe nứt hoặc mối nối như đá tự nhiên. Điều này loại bỏ những chỗ để vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Có thể sửa chữa được : Đá nhân tạo có thể sửa chữa và làm mới lại bằng các tấm lau chùi thông thường hoặc chuyên dụng. Các vết ố do thuốc lá hoặc vết bút CD có thể được tẩy bỏ dễ dàng. Nếu tấm bị vỡ sẽ có dịch vụ bảo trì bảo hành đến tận nhà sửa chữa nối lại bằng keo và đánh bóng lại như mới.
- Không độc hại : Đá nhân tạo là vật liệu trơ và không độc hại. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, nó không tỏa khí ga. Khi bị đốt cháy, nó giải phóng CO2 và khí này nhẹ, không chứa các nhóm chức halogen độc hại. Nhờ có đặc tính này, đá nhân tạo được dùng ở nơi công cộng và các ứng dụng nhạy cảm như quầy giao dịch ở sân bay, tường hoặc mặt bàn, mặt làm việc tại bệnh viện và khách sạn.
- Tính linh hoạt trong thiết kế : Những ứng dụng của đá nhân tạo phụ thuộc vào sức sáng tạo của nhà thiết kế. Những tấm đá nhân tạo có thể gắn bằng keo mà không để lại vết nối tạo sự liền mạch. Một quầy giao dịch có chiều dài lớn vẫn có thể được làm liền mạch bằng cách ghép nối các phần với nhau. Các mép có thể được ghép dầy hơn tạo vẻ chắc chắn.
- Có thể uốn cong : Đá nhân tạo có thể uốn cong bằng gia nhiệt trong các khuôn bằng gỗ hoặc kim loại tại một nhiệt độ nhất định tạo ra các đồ vật khác nhau. Khi được gia nhiệt, ta có thể chạm khắc lên đá nhân tạo rất dễ dàng. Đây là ưu điểm đặc biệt mà rất ít loại vật liệu có được.
- Khả năng truyền sáng : Nhóm vật liệu truyền sáng của đá nhân tạo có thể cho phép các nhà thiết kế sử dụng hiệu quả ánh sáng rất tốt. Nhóm này thường dùng với các màu nhẹ, tươi và độ dày nhỏ. Nhiều nhà thiết kế và điêu khắc đã dùng đá nhân tạo để chế tác nên chiếc đèn và dùng hiệu quả ánh sáng tạo ra nhiều ứng dụng khác nhau. Nhóm vật liệu này có thể dùng các độ dày 6mm và 12mm.
Các bạn có thể tham khảo nhiều loại màu sắc đá trên nhabephoanggia.vn :
Mẫu mầu sắc của đá nhân tạo