Các đồ dùng trong nhà như tủ bếp, bàn ghế, giường, tủ quần áo, ... trong những ngôi nhà sang trọng như chung cư, biệt thự, chúng ta thường thấy được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc công nghiệp. Nếu bạn đang băn khoăn về việc nên chọn gỗ tự nhiên hiện đại hay gỗ công nghiệp cao cấp để đóng tủ bếp, hay giường tủ, bàn ghế, ... thì bài viết này sẽ giúp ích cho bạn với những ưu và nhược điểm của từng loại.
Trước tiên, bạn nên biết rằng, cây gỗ trong tự nhiên bao giờ cũng là sự kết hợp của nước với xơ thân, vì vậy việc xử lý, phơi thoát nước và tẩm sấy trước khi đưa vào sản xuất là khâu quan trọng và cần thiết nhất, vì tẩm sấy càng kỹ, gỗ càng thoát hết nước, thì độ rỗng giữa các thớ gỗ sẽ càng thu hẹp dần, và tạo nên sự ổn định của gỗ, giúp gỗ trở nên dẻo dai, chịu được va đập, uốn nắn trong việc tạo hình.
Ở môi trường khí hậu nóng ẩm, hanh khô như nước ta, gỗ thường hay xảy ra co giãn, dẫn đến nứt, mối mọt, cong vênh, mối mọt theo thời gian. Vì vậy để khắc phục những nhược điểm này, gỗ tự nhiên cần gia công tốt, và lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ, nghĩa là phải xác định được mục đích sử dụng trước khi gia công. Mỗi loại gỗ có những ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy cần sử dụng hợp lý để tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Ví dụ như loại gỗ nào có thể chịu được nước thì dùng trong môi trường nước, loại gỗ nào cứng thì dùng ở nơi hay chịu va đập (gỗ lim ...) như cầu thang, ... gỗ mềm có thể dùng làm đồ gia dụng. Ngoài yếu tố chất liệu, bạn cũng cẫn xác định màu sắc, tỷ lệ tương quan, theo phong cách kiến trúc của chính ngôi nhà.
>>Xem thêm:
Ưu và nhược điểm của chất liệu gỗ tự nhiên
Ưu điểm của chất liệu gỗ tự nhiên
Độ bền cao: Gỗ tự nhiên có độ bền cao, càng dùng lâu, gỗ càng lên màu đẹp
Đẹp tự nhiên: mỗi loại gỗ tự nhiên đều có vân gỗ đặc trưng khác nhau
Bền với nước : điều kiện là gỗ phải được tẩm sấy sơn bả kỹ lưỡng, không bị hở mộng.
Rất chắc chắn : chắc chắn hơn gỗ công nghiệp
Thẩm mỹ, họa tiết: Gỗ tự nhiên phong phú với nhiều kích thước khác nhau, có thể chế các họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật , điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp vì gỗ công nghiệp được sản xuât theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của gỗ tự nhiên
Giá thành cao : hiện nay gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên hầu hết chúng ta đều phải nhập khẩu, dẫn đến giá thành cao, cộng với chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, chứ không phải kiểu sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp, nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.
Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp được sản xuất hàng loạt, nhiều và rẻ, để thay thế gỗ tự nhiên đang ngày một cạn kiệt. Gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất cao cấp ở nước ta chủ yếu vẫn là gỗ nhập khẩu từ các nước như Malaysia, Indonexia, Đài Loan, Thái Lan,… Còn gỗ nhân tạo của nước ta còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục như chứa những chất độc hại, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa, hay bị mối mọt, nứt tách.
Ưu điểm của chất liệu gỗ công nghiệp
Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên, vì gỗ công nghiệp được sản xuất hàng loạt, không phải tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau
Thời gian thi công, sản xuất nhanh hơn: vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
Nhược điểm của gỗ công nghiệp
Độ bền thấp hơn: độ bền giữa 2 loại gỗ này không được bền bằng gỗ tự nhiên, ngoài ra các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gẫy bản lề, hoặc bung ray trượt. Hơn nữa, với đặc tính hút nước, gỗ công nghiệp dễ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ công nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được , nên khi sử dụng đồ gỗ công nghiệp quan trọng nhất là sơn phải đảm bảo nhưng tuy sơn đảm bảo rồi thì vẫn phải tránh nước nếu không tuổi thọ của đồ nội thất sẽ ngắn
>>Có thể bạn quan tâm
Ưu và nhược điểm của tủ bếp acrylic, laminate, melamine
Nên chọn đóng tủ bếp gỗ acrylic hay tủ bếp gỗ laminate?