Sologan

Hướng dẫn đánh vecni cho đồ gỗ nội thất

Đánh vecni trên đồ gỗ là phương pháp phủ bóng làm đẹp gỗ đã có từ rất lâu trong ngành nội thất, và hiện nay dang dần được thay thế bởi phun PU, PE, ... Tuy nhiên, các thế hệ lớn tuổi vẫn còn rất quen thuộc với đánh vecni. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh vecni truyền thống một cách nhanh chóng.
huong dan danh vecni tren go

Đặc điểm của đánh vecni đồ gỗ

Đánh vecni là quy trình phủ lớp rất mỏng lên bề mặt gỗ, ngấm sâu vào thớ gỗ, có màu cánh dán hay nâu gụ, thường ứng dụng đối với bộ sofa cổ điển, để gia tăng sự mọc mạc, và nét thật của gỗ. Cách đánh vecni khá cầu kỳ, chủ yếu tôn diện mạo, nét tự nhiên cho vật dụng, tăng độ bền,và dễ dàng làm mới lại cho những lần sơn sửa đồ gỗ tiếp theo.

danh vecni tren do go

Nhược điểm của sơn vecni trên đồ gỗ

Sơn vecni có nhiều nhược điểm mà sơn PU ngày nay đã có khắc phục được như:
- Sơn vecni trên đồ gỗ được thực hiện thủ công, tốn nhiều công sức, nhất là công ngồi chà nhám
- Thời gian thực hiện lâu, chỉ phù hợp với hàng mỹ nghệ hoặc nhỏ lẻ
- Nếu tay nghề không tốt, có thể bị mất vân gỗ, có khi bị hỏng, cạy lên thấy cả mảng sơn rất dày đó chính là vecni.

Hướng dẫn cách đánh vecni trên đồ gỗ

Vật liệu chuẩn bị

+ Giấy nhám các số P180, P240, P320, P400 và P600. Càng dùng nhiều loại giấy nhám, càng giúp cho đồ gỗ có độ mịn, và tinh xảo hơn. Tùy theo yêu cầu chất lượng và có thể tăng hoặc giảm số lần sử dụng.
+ Cục chà nhám, nên lấy cục gỗ vuông như bàn chải chà quần áo, rồi dán nhám bằng keo 502 rồi chà, để dễ cầm, đỡ đau tay.
+ Cọ để quét vecni
+ Dung dịch vecni (mua ở các cửa hàng vật tư chuyên bán sơn và kim khí ngành gỗ)
vecni
+ Một nùi giẻ và nước sạch không cợn bẩn.

Các bước tiến hành sơn vecni trên đồ gỗ

Bước 1: Xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P180, sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch)
cha nham bang giay nham
Bước 2: Để bề mặt nền phẳng và láng hơn một chút, bạn có thể làm thêm bước này: xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P240, sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).
dung vai am lau sach be mat go
Bước 3: Pha dung dịch vecni với nước sạch theo tỉ lệ 1:1 rồi dùng cọ quét dung dịch này lên bề mặt gỗ.
Bước 4: Sau khi dung dịch vecni khô (thường mất 1 buổi hoặc có khi cả ngày), thì dùng nhám P320 xả sạch sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).
Bước 5: Quét tiếp một lượt vecni nữa và xả nhám P400 sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).
Bước 6: Quét tiếp vecni lên gỗ, đợi khô và xả nhám P600 sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch). Thông thường đến mức nhám 600 là thường có bề mặt láng mịn, bóng đạt yêu cầu.
cach danh vecni tren do go

Một số lưu ý khi đánh vecni

- Trước khi đánh vecni, nên dùng miếng vải sạch, ẩm, lau chùi bụi bẩn ở bề mặt gỗ. Không nên dùng xà phòng, xà bông.
- Khi đánh vecni gỗ, chú ý đánh kỹ các góc, cạnh của đồ gỗ để có một kết thúc hoàn hảo.
- Nếu đồ gỗ bị trầy xước sâu, nứt, tách, bạn có thể dùng keo dán gỗ và mùn cưa mịn trộn đều rồi điền đầy các vết nứt, tách, để khô, sau đó sử dụng giấy nhám mịn đánh bóng lại một lần nữa và làm sạch hoàn toàn trước khi đánh vecni.
- Nhiệt độ không nên quá cao, sẽ làm vecni lâu khô hơn, dễ bám bụi, hoặc quá thấp, sẽ làm bám bụi, làm bong các lớp vecni.

 

Trên đây là hướng dẫn cụ thể về việc đánh bóng gỗ bằng vecni. Mặc dù đánh vecni hiện nay không còn phổ biến nữa, nhưng vẫn còn đâu đó ở những cơ sở nhỏ lẻ vẫn dùng cách này, vì chưa tiếp cận được với cách xử lý bề mặt bằng hệ sơn PU hoặc đối tượng khách hàng của họ là đồ gỗ xưa cũ.

>>Có thể bạn quan tâm: 

Hướng dẫn cách sơn PU đồ gỗ nội thất

Giá sơn Pu cho đồ gỗ là bao nhiêu?


Hotline: 0981 225 888