Nhà ống hay còn có một cái tên gọi khác là nhà lô phố là một kiểu kiến trúc rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay và đặc biệt là tại các khu đô thị lớn có mật đô dân cư đông đúc, chật hẹp. Nhà ống với đặc trưng cơ bản nhất chính là hạn chế về chiều ngang và thiên nhiều về chiều sâu khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc bố trí nội thất nói chung và bố trí phòng ăn nói riêng cho hợp lý, không bị bí bách, chật chội. Vậy hãy để Nhà Bếp Hoàng Gia mách bạn cách bố trí nhà bếp hợp lý cho nhà ống nhé.
Với những hạn chế cơ bản của nhà ống thì có thể thấy được không gian phòng bếp nhà ống mang những đặc trưng sau:
- Diện tích tương đối hạn hẹp, dài về chiều sâu nhưng lại hạn chế về chiều ngang.
- Hạn chế về không gian cũng như là độ thông thoáng trong phòng
- Hạn chế về khả năng đón nhận luồng ánh sáng tự nhiên
- Mặt thông thoáng nhất chủ yếu là về mặt trước và sau nhà.
Bởi vậy, việc thiết kế và bố trí phòng bếp gây cho chủ nhà không ít khó khăn bởi vừa phải tiết kiệm diện tích, phù hợp tính thẩm mỹ mà lại phải đồng bộ hóa với cả ngôi nhà.
Để đáp ứng đầy đủ các yếu tố về diện tích và thẩm mỹ trong nhà ống thì trong thiết kế nhà bếp cần phải tuân thủ được các tiêu chí: tận dụng tối đa không gian, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ tiện nghi. Để thực hiện điều này, bạn có thể tham khảo một số cách bố trí sau:
- Với không gian có diện tích hạn chế, eo hẹp như nhà ống sẽ không phải là điều kiện phù hợp cho phép bạn để các đồ dùng và thiết bị bừa bãi trên bàn bếp hay khu vực nấu. Như vậy, bộ đồ dùng và thiết bị thông minh sẽ là một giải pháp hữu ích cho vấn đề này. Bộ tủ bếp với những phụ kiện thông minh như tủ kho, giá bát,... sẽ cực kỳ tiện ích vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng của gia đình mà còn giúp tiết kiệm tối đa không gian.
- Một trong những hạn chế của phòng bếp nhà ống là việc đón nhận ánh sáng tự nhiên. Và giải pháp cho vấn đề này là bạn có thể sử dụng tủ bếp màu trắng để giúp cho không gian thêm rộng rãi, thoáng đãng và lấy được luồng ánh sáng tự nhiên tốt nhất. Và bạn có thể thay thế tủ bếp phía trên bằng những cánh kính hoặc đợt gỗ, điều này sẽ giúp không gian trở nên sáng sủa và hiện đại hơn nhiều.
- Hơn nữa, không gian bếp trong nhà ống khá là bí bách và chật chội bởi thông thường nếu bếp sẽ có 1 hoặc thậm chí là không có cửa sổ nào cả. Để khắc phục điều này bạn có thể thiết kế giếng trời trong nhà hoặc là trần xuyên sáng để vừa có thể lấy được ánh sáng tự nhiên mà còn giúp phòng bếp trở nên thông thoáng hơn và giải phóng được mùi thức ăn khi nấu.
- Ngoài ra, bạn có thể bố trí thêm một chậu cây xanh nhỏ hoặc là trang trí một lọ hoa nhiều màu sắc trong phòng bếp để gian phòng trở nên thông thoáng hơn, giúp các bà, các mẹ hòa hứng hơn khi bước vào bếp.
Trên đây là một số cách bố trí phòng bếp hợp lý mà Nhà Bếp Hoàng Gia muốn giới thiệu đến với mọi người. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho mọi người sở hữu một gian phòng bếp đơn giản mà xinh đẹp cho căn nhà ống nhé.