Epoxy là một dòng vật liệu mới với nguồn gốc là từ nhựa composite nhưng sở hữu những tính chất cơ học, vật lý đặc biệt hơn và đang được ứng dụng rộng rãi.
Có thể thấy được rằng theo sự phát triển của khoa học và kỹ thuật hiện nay, các nhà sản xuất đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều dòng vật liệu mới. Những vật liệu này đều được đánh giá là sở hữu những đặc tính cơ học và tính chất vật lý được đề cao hơn. Trong đó được biết đến là một dòng vật liệu mới hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội – ngoại thất trong nhà ở, văn phòng nhưng không phải ai cũng biết Epoxy là gì?
Epoxy là loại hợp chất hữu cơ cóc gốc nhựa composite. Gốc nhựa của vật liệu này không có nhóm este nên nó có tính chất kết dính cũng như khả năng kháng nước tuyệt vời. Do đó, nó rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu, được dùng để làm lớp lót hoặc phủ ngoài cho tàu. Ngoài ra, vì cấu tạo có 2 vòng benzen bền vững ở trung tâm nên nhựa epoxy có khả năng chịu ứng suất cơ và nhiệt rất tốt. Epoxy rất cứng, dai và kháng nhiệt tốt.
Một trong những ưu điểm nổi bật của epoxy là tính co ngót thấp, tính đóng rắn, lực kết dính cao. Điều đó giúp epoxy bám dính tốt trên nhiều bề mặt không đồng nhất như nhựa, kim loại, kính, gỗ, bê tông,…
Hiện nay, có 2 dạng epoxy được sử dụng rộng rãi là sơn epoxy và keo epoxy resin. Phần sau của bài viết sẽ phân tích chi tiết về 2 loại vật liệu này.
Đây là loại còn có tên gọi là sơn sàn epoxy. Đây là dòng sơn quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Đây là dòng sơn công nghiệp, tạo nên từ 2 thành phần chính là nhựa epoxy và chất đóng rắn polyamide. Bên cạnh đó, sơn epoxy còn chứa một số loại dung môi và phụ gia khác.
Sơn epoxy có gốc nhựa composite – gốc nhựa không chứa este, có khả năng bám dính tuyệt vời và kháng nước tốt. Ngoài ra, nó còn có tính dai, kháng nhiệt tốt, chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu được ăn mòn từ axit hay hóa chất. Nó được sử dụng phổ biến cho các bề mặt sắt thép, tầng hầm, tường, sàn bê tông – công nghiệp phủ bề mặt ở nhiều công trình có chức năng khác nhau.
Sơn epoxy gồm 2 thành phần A và b, được trộn theo tỷ lệ thông thường là 4:1. Thành phần A chủ yếu là epoxy, được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, chất hoạt động bề mặt, chất gia cường, dung môi và phụ gia,… để đảm bảo epoxy có màu sắc, có thể sơn được. Thành phần B là chất đóng rắn, khi pha trộn với thành phần A sẽ tạo ra các liên kết bền vững trong mạng lưới các phân tử epoxy. Đặc điểm cụ thể của từng thành phần như sau:
- Chất kết dính: Tạo nên sự kết dính cho các loại bột, màu trong sơn epoxy, tạo màng bám dính trên bề mặt. Người ta xác định chất kết dính khác nhau dựa trên mục đích sử dụng và loại sơn riêng biệt.
- Bột độn: Được pha vào sơn nhằm mục đích gia tăng tính chất của sơn như độ cứng, bóng của màng sơn, kiểm soát độ láng và thời gian khô của sơn cũng như nhiều tính chất khác. Một số chất độn sơn thường được sử dụng là Kaoline, Oxide titane, Carbonate calcium,…
- Bột màu: Có nhiệm vụ tạo nên màu sắc, đảm bảo độ che phủ của sơn epoxy. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu gồm màu tự nhiên và màu tổng hợp.
- Phụ gia: Là các chất hóa học có công thức riêng, tùy dòng sơn cụ thể.
- Dung môi: Là chất hòa tan nhựa, pha loãng sơn. Đặc tính của nhựa trong sơn sẽ có vai trò quyết định loại dung môi được sử dụng.
Không phải ngẫu nhiên mà dòng sơ này lại được đông đảo mọi người đón nhận như vậy mà tất cả chính là bởi những ưu thế vượt trội mà chúng mang đến. Chi tiết như:
Dòng sơn này được tạo ra nhằm phục vụ cho nhiều vật liệu kết cấu, đặc biệt là bê tông và kim loại. Với kim loại như sắt, nhôm, thép,… sẽ có sơn chống rỉ epoxy cho sắt thép thông thường, sơn bổ sung kẽm cho sắt thép (sơn tàu biển), sơn thép mạ kẽm,… Với vật liệu bê tông như trần nhà, tường nhà, sàn nhà thì sẽ có các dòng sơn epoxy hệ dung môi hoặc không dùng dung môi như sơn epoxy gốc PU, sơn epoxy tự phẳng,…
Màu sắc của sơn tạo sự thu hút rất lớn đối với người dùng. Điều đó được lý giải là vì sơn có sự đa dạng về màu sắc, có độ sáng bóng cao hoặc bóng mờ tùy điều chỉnh, tạo sự hài hòa, tương phản. Nó có thể được sử dụng cho các mục đích trang trí, cảnh báo hay nhận diện khu vực.
Sơn epoxy còn có đặc tính chống ăn mòn, chống mài mòn cực tốt khi được sơn phủ lên bề mặt kim loại và bê tông. Với tính năng cơ học có màng sơn với độ dai, cứng và chắc chắn, chịu được nhiều loại hóa chất cũng như tác động từ môi trường, loại sơn này cho khả năng bảo vệ bề mặt một cách hoàn hảo.
Sơn nền epoxy chống axit, bazơ và nhiều hóa chất khác. Đó là lý do loại sơn này có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng khắt khe của các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ uống,…
Sơn epoxy có đặc tính là khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi được sơn, nó đóng rắn, tạo ra một lớp phủ bảo vệ bề mặt rất bền, có độ cứng cao, độ bóng cao, dễ dàng làm sạch bằng nước và các dụng cụ lau chùi thông thường. Nó được sử dụng để:
- Chống gỉ sét và phủ màu sắc bảo vệ cho các bề mặt bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, hóa chất, muối biển,…
- Ứng dụng thẩm mỹ và tạo công năng bảo vệ cho nền sàn bê tông trên tường, sàn và trần nhà. Đây là khu vực được sử dụng sơn epoxy nhiều nhất, đảm bảo sự bền vững của kết cấu. Đặc biệt, nó được sử dụng phổ biến để phủ sàn công nghiệp như kho xưởng, phòng sạch, nhà máy sản xuất, kho bảo quản và trong thương mại như nền sàn showroom, sàn tầng hầm hay tường – trần bệnh viện.
- Sơn phủ cho bề mặt gỗ, nhựa, kính,… chủ yếu tại các công trình trang trí và trưng bày như công trình sơn 3D hoặc nội thất như bàn, ghế,…
Epoxy resin là một hợp chất hóa học dạng lỏng, không mùi, quánh, có màu vàng trong hoặc nâu nhạt. Nó còn được gọi bằng các cái tên khác như keo resin, nhựa epoxy, resin Thái, keo epoxy resin trong suốt,… Nó có tính linh hoạt cao, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm đồ nội thất, trang sức,… Hơn nữa bên cạnh việc sử dụng cho thi công công nghiệp dân dụng, keo epoxy resin còn được sử dụng cho lĩnh vực làm đồ thủ công – mỹ nghệ công nghệ mới như:
Từ gỗ lũa, thân cây gỗ bỏ đi, người ta có thể làm ra được nhiều đồ trang trí, thủ công mỹ nghệ. Để tạo hình, người ta sẽ lên ý tưởng tùy theo thân gỗ. Sau đó, sắp xếp các mảnh gỗ cho hợp lý, chà nhám bề mặt gỗ bằng máy chuyên dụng. Tiếp theo, vệ sinh sạch, cố định gỗ bằng keo chuyên dụng. Cuối cùng, tiến hành pha chế, đổ lớp keo epoxy resin lên các khe rãnh. Bề mặt khi đã khô hoàn toàn thì chỉ cần mài nhám và đánh bóng lại là được.
Với sự sáng tạo của người thợ thủ công, chỉ với một mẩu gỗ nhỏ, họ có thể pha chế màu sắc với keo epoxy để tạo nên một món đồ trang sức đẹp mắt, hợp phong thủy như nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền,… Ngoài vật liệu chính là gỗ, người chế tác có thể thêm hạt cườm nhỏ hay hoa khô vào lớp resin trong suốt. Ở Việt Nam, các sản phẩm epoxy resin làm đồ trang sức được bán khá phổ biến với nhiều thương hiệu khác nhau và giá thành khá rẻ.
Đồ mỹ nghệ kết hợp với epoxy resin là một dòng sản phẩm mới mẻ, phù hợp với xu hướng hiện đại, đơn giản mà vẫn đẹp và độc, lạ. Đồ decor độc đáo từ keo epoxy resin sẽ khiến khách đến chơi nhà thực sự ngạc nhiên, tán thưởng về ánh mắt thẩm mỹ của chủ nhân.
Trong nội dung bài viết trên đây Nhà Bếp Hoàng Gia đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về dòng vật liệu Epoxy một cách rõ ràng nhất. Hy vọng htoong qua những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc lựa chọn vật liệu phù hợp.