Sologan

Để làm thủ tục hoàn công nhà ở cần những gì?

Hoàn công nhà ở là thủ tục vô cùng quan trọng và là bước cuối cùng để hợp thức hóa căn nhà của bạn về mặt pháp lý. Đây là một thuật ngữ còn khá mới và cũng chưa nhận được sự quan tâm của các chủ nhà, nhiều người thậm chí còn không biết đến thủ tục này. Do đó, nhiều người khá mơ hồ và lo lắng về thủ tục này đối với căn nhà mơ ước của họ. Nhưng đừng lo lắng, với 4 bước cơ bản phải làm trong thủ tục hoàn công nhà ở mà Nhà Bếp Hoàng Gia chỉ cho bạn dưới đây, chắc chắn bạn sẽ định hình được và thành công hợp thức hóa căn nhà mơ ước của mình.

Bước 1: Cần xác định điều kiện hoàn công

Theo Luật xây dựng 2014 thì có quy định về vị trí xây dựng cần phải xin phép xây dựng và đồng nghĩa với việc phải làm thủ tục hoàn công. Điều này có nghĩa là nếu nhà bạn không nằm ở những khu vực này thì bạn không cần phải làm thủ tục hoàn công.

Và theo luật quy định, thì nhà được xây dựng tại các khu đô thị hay tại nông thôn nhưng nằm trong khu bảo tồn hay khu di tích lịch sử văn hóa thì cần phải xin phép xây dựng. Do đó, bạn có thể dựa vào đây để xem mình có thuộc trường hợp phải làm thủ tục hoàn công hay không. Và lưu ý rằng thủ tục này tùy thuộc vào điều kiện pháp lý chứ không phụ thuộc vào công trình lớn hay nhỏ, nhà cấp 4 hay nhà lầu.

Xác định điều kiện hoàn công

Bước 2: Cần xác định hiện trạng nhà

Thủ tục hoàn công nhà ở chỉ được tiến hành khi bạn hoàn tất việc thi công nhà ở, nội thất trên thực tế. Tức là khi kết thúc thi công, nhà thầu thì công phải có tránh nhiệm hoàn thiện tất cả các công đoạn của sau khi thi công như thu dọn hiện trường, các bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu phục vụ nghiệm thu công trình đó.

Xác định hiện trạng hoàn công nhà ở

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cho thủ tục hoàn công

Theo quy định của pháp luật thì khi chủ xây dựng xin hoàn công phải tuân thủ 8 loại giấy tờ được quy định trong danh mục được nêu trong thông tư 05/2015/TT-BXD, tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần tuân thủ 8 loại giấy tờ dưới đây:

1. Giấy phép xây dựng

2. Hợp đồng xây dựng của chủ nhà với các đơn vị khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng, nội thất (nếu có)

3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

5. Báo cáo kết quả thâm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế nhà ở, bản vẽ thi công xây dựng

6. Bản vẽ hoàn công ( nếu thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng)

7. Báo cáo kết quả kiểm định, thí nghiệm (nếu có)

8. Văn bản thỏa thuận, chấp nhận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vận hành thang máy,...

Chuẩn bị hồ sơ hoàn công

Bước 4: Liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục hoàn công

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thủ tục hoàn công như:

- UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

- UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.

Qua bài viết trên của Nhà Bếp Hoàng Gia thì chắc hẳn bạn đã nắm được phần nào về thủ tục hoàn công này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi  thì để hiểu rõ thủ tục này thì ngoài việc hiểu được các bước tiến hành thì bạn cũng cần phải thật sự cẩn thận và tỉ mỉ trong việc quản lý thi công nữa. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp ích được cho bạn.


Hotline: 0981 225 888