Sologan

Tìm hiểu chi tiết cấu tạo tủ bếp

Nắm vững chia tiết cấu tạo tủ bếp gồm những gì sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được một mẫu tủ bếp phù hợp với nhu cầu, sở thích và mức đầu tư của gia đình.

Tìm hiểu chi tiết cấu tạo tủ bếp

Tủ bếp từ lâu đã được biết đến là một trợ thủ đắc lực của các chị em để đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện nghi cho thế giới nội trợ của gia đình. Chính vì vậy mọi người luôn cho rằng để sở hữu một không gian nấu nướng hoàn hảo thì điều đầu tiên đòi hỏi cần phải lựa chọn được một mẫu tủ bếp phù hợp. Trên thực tế tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, thói quen cũng như là mức đầu tư mà bạn có thể lựa chọn được cấu tạo tủ bếp sao cho phù hợp nhất. Và dưới đây chính là nhưng chi tiết cấu tạo tủ bếp thông dụng hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Chi tiết cấu tạo tủ bếp

Thông thường một bộ tủ bếp sẽ có cấu tạo gồm 03 bộ phận chính là khung tủ, mặt tủ  cùng các phụ kiện đi kèm. Và mỗi bộ phận lại có những sự lựa chọn đa dạng khác nhau để bạn có thể tham khảo. Cụ thể như:

1, Cấu tạo khung tủ bếp

Cấu tạo khung tủ bếp

Phần khung tủ chính là bộ phận có vai trò quan trọng nhất của bộ tủ bếp bởi chúng quyết định đến kiểu dáng thẩm mỹ cũng như là độ bền, chắc chắn của sản phẩm. Thông thường các thông số kỹ thuật của bộ phần này thường có phần cánh và và thùng tủ dày 1,8cm cùng hậu tủ Nhôm Aluminum trắng. Trong đó với chất liệu của khung và cách tủ rất đa dạng với nhiều sự lựa chọn khác nhau và mỗi loại lại có những ưu – nhược điểm và giá thành khác nhau. Bao gồm:

- Gỗ tự nhiên: là dòng vật liệu truyền thống được ưa chuộng hàng đầu hiện nay với nét đẹp sang trọng cùng độ bền rất tốt. Và hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại tỗ tự nhiên từ bình dân đến cao cấp để bạn thoải mái lựa chọn.

- Gỗ công nghiệp: đây là dòng vật liệu làm từ dăm gỗ hay bột gỗ tự nhiên cùng các chất phụ gia rồi ép thành tấm. Bề mặt của chúng thường được phủ thêm các lớp phủ công nghiệp như Acrylic, Laminate, Veneer với mẫu mã đa dạng, độ bền ổn định và giá thành phải chăng.

- Gỗ nhựa Picomat: đây cũng là một loại vật liệu gỗ công nghiệp với thành phần gồm bột gỗ và nhựa nên có khả năng chống nước, chống ẩm tuyệt đối cùng mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên khả năng chịu lực của vật liệu này kém và giá thành cũng tương đối cao.

- Inox, nhôm kính: đây là loại vật liệu có giá thành rẻ cùng độ bền tốt nhưng tính thẩm mỹ không quá cao. Đặc biệt là nhôm và inox ít được sử dụng để làm mặt cánh mà thường sử dụng để làm khung sườn.

2, Chi tiết cấu tạo bề mặt tủ bếp

Chi tiết cấu tạo bề mặt tủ bếp

Bề mặt tủ bếp cũng là một chi tiết cấu tạo tủ bếp vó vai trò quan trọng vừa giúp tăng thêm tính sang trọng lại vừa giúp đáp ứng công năng và bảo vệ tủ bếp khi người nấu thao tác trên bề mặt. Thông thường bề mặt tủ bếp thường sử ốp đá để đảm bảo tính cứng chắc và độ bền ổn định. Hiện nay có hai loại đá mà bạn có thể tham khảo là:

- Đá tự nhiên: Thường được sản xuất từ 93% đá thạch anh cùng với một loai chất làm tăng tính ổn định cùng khả năng chống ố rất tốt. Chất liệu này thường đẹp và bền hơn đá nhân tạo nhưng giá thành cũng đắt hơn rất nhiều.

- Đá nhân tạo: Loại vật liệu này có ưu điểm là giá thành phải chăng cùng màu sắc đa dạng cũng như là dễ dàng khắc phục, sửa chữa khi bị nứt hoặc trầy xước.

3, Phụ kiện tủ bếp

Để hoàn thiện tính thẩm mỹ hoàn hảo cũng như là đáp ứng công năng tiện tích của bộ tủ bếp thì đương nhiên bạn không thể bỏ qua các phụ kiện tủ bếp. Cụ thể như:

- Chi tiết cấu tạo tủ bếp: Phụ kiện tủ bếp cơ bản

Phụ kiện tủ bếp cơ bản

Khi nhắc đến phụ kiện tủ bếp cơ bản thì đương nhiên không thể bỏ qua kính backplash và các phụ kiện bản lề, tay nắm. Trong đó backplash thường sử dụng kính cường lực để giúp bảo vệ bề mặt tường giữa hai hệ tủ đồng thời giúp mang đến tính thẩm mỹ cũng như là dễ dàng vệ sinh. Còn tay nắm và bản lề chính là phụ kiện quan trognjd dể giúp cho việc sử dụng các ngăn lưu trữ dễ dàng hơn.

- Phụ kiện tủ bếp thông minh

Phụ kiện tủ bếp thông minh

Bên cạnh các phụ kiện cơ bản chung trên thì để mang đến sự tiện ích hoàn hảo trong sử dụng thì các gia đình thường  lắp đặt thêm các phụ kiện thông minh. Và tùy thuộc vào từng khu vực chức năng mà ta có thể lắp đặt các phụ kiện sao cho phù hợp nhất. Cụ thể như:

Tại khu vực chậu rửa sẽ được lắp đặt bồn rửa và nếu có nhu cầu có thể bố trí thêm máy rửa bát và một chiếc thùng rác thông minh để đảm bảo vệ sinh. Bên phía hệ tủ trên có thể lắp đặt giá bát thường hoặc giá bát nâng hạ và có thể là máy sấy bát.

Tại khu vực lưu trữ có thể bố trí tủ lạnh và một hệ tủ lưu trữ đồ khô gồm các giá inox và lắp đặt thêm các ray trượt và bản lề để đảm bảo tiện lợi để sử dụng. Còn ở những khu vực góc bếp có thể lắp đặt kệ góc liên hoàn và mâm xoay để sử dụng không gian hiệu quả.

Tại khu vực chuẩn bị và nấu ăn tại phía khoang tủ dưới bên cạnh bếp nấu, lò nướng, lò vi song thì có thể lắp đặt thêm các phụ kiện như giá để xoong nồi, tủ gạo, giá dao thớt, khay đựng gia vị,…

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Nhà Bếp Hoàng Gia đi sâu vào tìm hiểu về chi tiết cấu tạo tủ bếp thông dụng. Mong rằng với những chia sẻ trên dây của chúng tôi sẽ hữu ích cho mọi người trong việc cân nhắc lựa chọn mẫu tủ bếp phù hợp với nhu cầu, thói quen và mức ngân sách đầu tư phù hợp nhất.


Hotline: 0981 225 888