Sologan

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Cùng đi sâu vào tìm hiểu Plywood là gì cũng như là các ứng dụng của ván gỗ Plywood sẽ giúp giúp bạn có thể đưa ra phương án lựa chọn nội thất phù hợp nhất.

Theo dòng phát triển của ngành công nghiệp vật liệu thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại vật liệu đa dạng khác nhau. Trong đó không phải nguyên vật liệu nào cũng đa dạng về mẫu mã và chủng loại cũng như vật liệu gỗ. Đặc biệt là cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện nay đã giúp ích rất nhiều cho việc ra đời của các dòng vật liệu gỗ mới để bổ sung cũng như là thay thế cho dòng vật liệu gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Và được biết đến là một cái tên khá mới trong dòng gỗ công nghiệp thì không ít người thắc mắc không biết Plywood là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Ứng dụng của ván gỗ Plywood ra sao? Hãy cùng Nhà Bếp Hoàng Gia đi sâu vào tìm hiểu về dòng vật liệu này qua bài viết dưới đây nhé!

1, Tìm hiểu gỗ Plywood là gì?

1.1 Tìm hiểu gỗ Plywood là gì?

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Plywood là tên gọi tiếng anh của loại gỗ công nghiệp ván dán (gỗ dán, ván ép,…) Đây à thuật ngũ dùng để chỉ dòng vật liệu gỗ công nghiệp được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng (dày khoảng 1mm) có cùng kích thước, được xếp chồng lên nhau rồi kết dính bằng các loại keo chuyên dụng rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao để tăng độ bền và khả năng chịu lực của ván gỗ. Vì vậy để mang đến một tấm gỗ Plywood chất lượng và an toàn thì đòi hỏi cần phải có một quy trình sản xuất uy tín, chuyên nghiệp.

1.2 Lịch sự hình thành của gỗ Plywood là gì

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Cùng với việc đi sâu vào tìm hiểu gỗ Plywood là gì thì đương nhiên không thể bỏ qua lịch sử hình thành loại gỗ này. Trên thực tế các nhà khoa học đã tìm ra gỗ dán tại các lăng mộ Ai Cập và khảng định chúng có thể được sử dụng vào khoảng 3500 năm trước đây. Và tại Châu Á thì với quốc gia lâu đời như Trung Quốc cũng biết tời việc dán các tấm gỗ mỏng vào với nhâu trong khoảng 1000 năm trước. Đặc biệt là vào thế kỷ 16 thì người Anh đã chứng minh được rằng việc dán các tấm gỗ mỏng lại với nhau sẽ giúp tạo ra một vật liệu mới có độ bền vô cùng kinh ngạc. Và đây cũng chính là bước tiến quan trọng để Plywood được “công nhận” trở thành vật liệu gỗ công nhiệp được ưa chuộng rộng rãi hiện nay.

1.3 Cấu tạo của ván gỗ Plywood

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Có thể thấy được rằng ván gỗ Plywood là một tấm gỗ được ghép lại bởi những lớp gỗ có độ dày khoảng 1mm được xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích cấu tạo của lớp gỗ này thì có thể thấy được rằng cấu tọa của chúng được chia thành 03 phần

Thành phần cấu tạo của ván gỗ Plywood gồm có 03 phần chính là:

- Phần lõi hay còn gọi là phần ruột là phần có cấu tạo bao gồm nhiều lớp gỗ mỏng dạng dày khoảng 1mm.

- Phần bề mặt là các lớp gỗ tự nhiên, trong đó thông dụng nhất phải kể đến là gỗ cây thông, cây bạch dương, cây dáy ngựa, cây bulo, cây lauan,…

- Phần keo giúp kết dính các lớp gỗ mỏng để định hình trở thành một tấm gỗ hoàn chỉnh. Loại keo thông dụng thường sử dụng cho vật liệu này là keo Urea Formaldehyde (UF) và keo Phenol Formaldehyde (PF).

1.4 Tính chất vật lý của gỗ Plywood là gì?

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Có thể thấy được rằng gỗ Plywood được cấu thành từ nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng nên trọng lượng của gỗ cũng không quá nhẹ với tỷ trọng trung bình khoảng từ 600 – 700kg/m3 với kích thước như sau:

- Độ dày ván gỗ thông dụng thường là: 3mm – 5mm – 6mm – 8mm – 10mm – 12mm – 15mm – 18mm – 20mm – 25mm,…

- Chiều dài ván gỗ thông dụng là 2135mm và 2440mm

- Chiều rộng của ván gỗ là: 915mm và 1220mm

Bên cạnh đó trong sản xuất số lớp của ván gỗ Plywood thường là số lẻ để giúp cho tấm ván sẽ có ít nhất là 1 lớp lõi ở giữa đồng thời tạo ra bề mặt có vân cho 2 lớp ở phía ngoài. Đồng thời với quy cách này sẽ giúp các lớp gỗ kiềm chế lẫn nhau, không thể tự do giãn nở và giúp hạn chế tối đa tình trạng co ngót và cong vênh trong điều kiện thường.

2, Đặc tính ưu điểm và hạn chế của gỗ Plywood

Cùng với việc đi sâu vào tìm hiểu gỗ Plywood là gì thì đương nhiên không thể bỏ qua việc tìm hiểu những đặc tính nổi bật cũng như là hạn chế của dòng vật liệu này. Cụ thể như sau:

2.1 Ưu điểm nổi bật của gỗ Plywood là gì?

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Có thể thấy được rằng có lịch sử xuất hiện từ lâu đời và cho đến này dòng vật liệu gỗ Plywood vẫn được yêu thích và đón nhận thì đương nhiều không thể bỏ qua những ưu điểm nổi bật mà chúng mang đến cho đời sống hiện nay. Cụ thể như sau:

- Ván gỗ Plywood được đánh giá là có độ cứng và độ bền vật lý cao với khả năng chịu va đập tốt, chịu được trọng tải thực tế gấp đôi trọng tải thiết kế cùng khả năng chống cong vênh hiệu quả.

- Ván gỗ có khả năng chống ẩm và chịu nước rất tốt, đặc biệt là chúng được các chuyên giá đáng giá là loại gỗ công nghiệp duy nhất không cần phải thêm bất kỳ chất phụ gia nào như gỗ lõi xanh chống ẩm mà vẫn bền với môi trường ẩm ướt.

- Plywood không bị ăn mòn nên rất phù hợp để sử dụng trong các công trình có chứa nhiều hóa chất.

- Gỗ có khả năng bắt vít và bám keo rất tốt giúp cho việc thi công lắp đặt trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

- Khác với đại đa số các loại gỗ công nghiệp khác thì gỗ Plywood có khả năng uốn cong ván ép.

- Bề mặt gỗ đã được chà nhám mịn nên sẽ giúp tiết kiệm được thời gian cho quá trình xử lý nguội.

- So với quy trình xử lý gỗ tự nhiên thì quy trình sản xuất ván ép ít lãng phí gỗ hơn bởi trong quá trình cắt lát mỏng để tạo lớp lõi sẽ không tạo bị thừa quá nhiều.

2.2 Nhược điểm của gỗ Plywood là gì?

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì gỗ Plywood vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể như:

- Tuy có khả năng bền với nước nhưng khi ngâm trong nước lâu có thể làm hỏng lớp gỗ dán MR khiến chúng bị tách rời. Và để khắc phục tình trang này thì bạn có thể lựa chọn lớp chống thấm nước BWR

- Ưu điểm của gỗ Plywood là có khả năng chống cong vênh nhưng điều này chỉ dừng lại ở việc ván gỗ được xử lý và gia công đúng tiêu chuẩn. Trong trường hợp sản xuất ẩu thì sẽ khiến cho bề mặt dễ bị cong, các lớp dễ bị tách ra cũng như alf bị chùng xuống sau một thời gian sử dụng.

- Đối với dòng ván gỗ này thì bạn gần như không thể biết được rằng loại gỗ nào đã được sử dụng để làm lớp lõi trong ván ép vì vậy để đảm bảo chất lượng thì tốt nhất là bạn nên tìm đến các đơn vị phân phối uy tín.

- Khả năng kháng mối mọt của Plywood kém nên đòi hỏi cần xử lý thật kỹ trong quá trình sản xuất.

- Màu sắc của gỗ không được đồng đều như các loại gỗ công nghiệp khác nhưng giá thành lại có phần cao hơn so với mặt bằng chung.

- Trong keo dán gỗ có chứa một vài thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nên sẽ có mùi khó chịu hơn so với gỗ tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất đã được xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn trong sử dụng.

3, Tìm hiểu ứng dụng của gỗ Plywood là gì trên thị trường hiện nay

Tìm hiểu Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood

Có thể thấy được rằng với khả năng chịu lực tốt với độ ổn định cao thì ván gỗ Plywood hiện đang được ứng dụng rất rộng rãi trên thị trường hiện nay. Chúng được xem là vật liệu lý tưởng để thay thế dần cho dòng vật liệu gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt với nhiều ứng dụng đa dạng như: nội thất bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo,… đồng thời còn có thể được dùng để làm sàn gỗ cũng như là vách ngăn. Và không chỉ dừng lại trên thị trường nội thất mà dòng vật liệu này còn được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như: đóng ghe, thuyền, tạo khuôn đổ bê tông,…

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Nhà Bếp Hoàng Gia đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu về vật liệu gỗ Plywood là gì? Những ứng dụng của Plywood hiện nay. Cùng với những tìm hiểu trên đây có thể thấy được rằng sự ra đời của dòng vật liệu này được xem là bước đột phá lý tưởng để thay đổi ngành nội thất trên toàn thế giới cũng như là sự thay thế hoàn hảo cho vật liệu gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt như hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc đưa ra phương án tối ưu nhất cho ngôi nhà của mình.


Hotline: 0981 225 888