Gỗ hoàng đàn được biết đến là một dòng gỗ quý hiếm với hương thơm đặc biệt với khả năng lưu hương đến cả trăm năm và thậm chí được tôn sùng là gỗ của thần thánh.
Là dòng vật liệu truyền thống quen thuộc với dân tộc Việt Nam suốt bao đời này nhưng không phải ai cũng có thể hiểu biết rõ về các chủng loại của gỗ tự nhiên. Trong đó được tôn sùng là gỗ của thánh thần nên dù nhiều người có thể đã nghe tên nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về gỗ hoàng đàn. Theo đó trong bài viết dưới đây, Nhà Bếp Hoàng Gia sẽ cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu về dòng vật liệu này.
Hoàng đàn được biết đến là thân gỗ của của một loại thực vật có tên khoa học là Cupressus Funebris Endl thuộc họ Hoàng đàn Cupressaceae bộ Thông Pinales. Loại cây này thường sinh trưởng chậm nhưng tuổi thọ có thể lên đến hàng trăm năm. Chúng thường phân phối tại các rừng rậm nhiệt đới tại các núi thấp hay núi đá vôi có độ cao từ 400 – 1500m. Ở nước ta chúng thường phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang.
Hiện nay gỗ hoàng đàn được xếp vào nhóm IA – nhóm các loại gỗ quý hiếm nhất ở nước ta hiện nay. Và cây Hoàng đàn cũng thuộc nguồn gen quý hiếm, mầm non rất khó phát triển thành cây lớn nên chúng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam trong mục dộng thực vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm 1. Chính vì vậy hiện nay rất khó để bắt gặp dòng gỗ này trên thị trường hiện nay.
Hoàng đàn được biết đến là một loại gỗ đặc biệt quý hiếm và có giá thành đắt đỏ. Và hiện nay trên thị trường được chia thành 04 loại gỗ khác nhau với cá đặc điểm riêng biệt. Cụ thể như:
Đây là dòng gỗ được đánh giá là rất độc đáo hiện nay khi trên bề mặt các sản phẩm của chúng sẽ xuất hiện một lớp tuyết mịn như như nhung. Nguyên nhân xuất hiện lớp tuyết này là khi gặp thời tiết lạnh hay độ ẩm cao. Cũng chính điều này đã giúp cho các sản phẩm Hoàng đàn tuyết tạo nên một sức hấp dẫn tuyệt vời được mọi người yêu thích. Ngoài ra loại gỗ này còn có nổi bật với hương thơm tự nhiên cùng khả năng lưu hương đến cả trăm năm. Khi mới khai thác bề mặt gỗ có khá nhiều tinh dầu rất thơm nhưng hơi dính tay, tuy nhiên khi hết nhựa thì mùi gỗ sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
Đây cũng là một loại Hoàng đàn được nhiều người yêu thích. Cây trưởng thành sẽ có thân nhẵn và chỉ có những cây cổ thụ mới xuất hiện lớp vỏ chết. Loại gỗ này có đặc điểm là lớp thịt dày nhưng màu gỗ khá nhạt và các chi tiết đường vân cũng mảnh hơn chứ không quá sắc nét.
Khác với hoàng đàn trắng thì hoàng đàn đỏ lại có thân cây sù sì với nhiều lớp vảy nhỏ. Loại gỗ này có màu đỏ đậm rất đặc biệt và cũng hiếm gặp ở các loại gỗ khác. Đặc biệt là chúng còn có hệ vân uốn lượn tinh tế trên phần thịt gỗ màu cam nhạt. Thớ gỗ chắc, láng mịn và có hương thơm đặc trưng chỉ đứng sau gỗ trầm hương và hoàn toàn không bị mối mọt. Hoàng đàn đỏ có gái thành cao hơn hoàng đàn trắng nhưng hiện vẫn được rất nhiều người yêu thích lựa chọn.
Tên gọi này chính là xuất phát từ tên gọi của chúng khi bề mặt gỗ có màu vàng nhạt còn phần lõi gỗ lại sẫm màu hơn một chút. Xét về chất lượng thì loại gỗ này cũng được đánh giá rất cao với độ bền chắc lâu dài theo thời gian. Chính vì vậy hiện nay hoàng đàn vàng hiện đang rất được yêu thích hiện nay.
Được biết đến là dòng gỗ quý hiếm và có giá thành đắt đỏ nên việc nhận biết và phân biết các loại gỗ khác rất được mọi người quan tâm, chú trọng để tránh bị lừa đảo. Theo đó dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
- Có thể sử dụng dao cắt một lát gỗ mỏng và cho vào cốc nước ấm. Nếu là hoàng đàn thì trên bề mặt nước sẽ có một lớp màng mỏng và óng ánh như váng dầu.
- Ngửi trực tiếp gỗ vì chúng có mùi hương dễ chịu, dịu nhẹ và ngọt như nhân sâm.
- Quan sát bề mặt gỗ, thường thì gỗ sẽ có màu đỏ với các đường vân gỗ nổi lên từng lớp đẹp với thớ gỗ mịn, màu hồng và thỉnh thoảng xen chút màu đen.
- Cầm gỗ lên khá trắc tay, gỗ sẽ nhẹ hơn gỗ lim, cẩm lai, gỗ trắc nhưng lại nặng hơn các dòng gỗ dổi, gỗ xoan,…
- Khi đốt hoàng đàn sẽ có mùi hương khá giống với trầm hương và tàn trò có màu trắng ngà.
- Phần tuyết gỗ giăng như tơ nhện và lấp lánh như sương. Đặc biệt là tuyết chỉ tạo ra trong môi trường kín gió nên các sản phẩm thường sẽ được bày trong lồng kính, bình thủy tinh hoặc bọc nilon.
Gỗ hoàng đàn từ xa xưa đã được khai thác rộng rãi và thường được các vua chúa, quý tộc sử dụng để chế tác đồ thờ tế, hoàng vị. Đặc biệt là dòng gỗ này còn được ví như loại gỗ dùng cho các vị thánh thần bởi tác dụng trừ tà, tránh quỷ. Chính vì vậy loại gỗ này thường được sử dụng để đúc tác tượng Phật tại các chùa chiền.
Ngoài ra trong phong thủy chúng còn có ý nghĩa giúp mang đến tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho người sử dụng nên gỗ còn được sử dụng để làm vòng tay, các đồ trang trí hay đồ thủ công mỹ nghệ.
Gỗ còn được sử dụng trong ngành công nghiệp chiết xuất tinh dầu để làm nước hoa với khả năng lưu hương lâu hay sử dụng trong lĩnh vực y học. Cụ thể là tinh dầu còn có thể sử dụng để làm thuốc xoa bóp chữa bệnh ngoài da, sai khớp, sưng tấy,… chữa lành vết thương nhanh chóng. Hơn nữa vỏ cây còn có thể dùng để nấu cao có tác dụng chữa đau bụng.
Do tính chất phát triển chậm và ngày càng khan hiếm nên rất khó có thể bắt gặp nội thất hoàng đàn trên thị trường.
Trong bài viết trên đây Nhà Bếp Hoàng Gia đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu gỗ hoàng đàn là gì cũng với các đặc điểm phân loại, cách nhận biết và ứng dụng. Đừng quên theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm về nhiều dòng vật liệu gỗ tự nhiên quý hiếm khác của nước ta.