Gỗ hương là một loại gỗ quý đang rất được giới thượng lưu săn đón bởi giá trị mà loại gỗ này mang đến trong thiết kế nội thất. Vậy gỗ hương thuộc nhóm mấy?
Gỗ hương hay còn có tên gọi khác như là gỗ giáng hương, gỗ căm pot,... là một loại gỗ quý có tên khoa học là Pterocarpus Macrocarpus, thuộc họ đậu. Đây là một loài cây bản địa của các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,... hay một số nước như Ấn Độ, Nam Phi,... và rất được ưa chuộng trong sản xuất nội thất hiện nay đặc biệt là tủ bếp gỗ hương. Chính vì vậy, gỗ hương đang bị khai thác quá mức ở các rừng tự nhiên nên chúng được liệt vào sách đỏ các loại thực vật quý hiếm cần được bảo tồn. Vậy gỗ hương thuộc nhóm mấy?
Gỗ hương cùng với 40 loại cây gỗ quý hiếm khá được xếp vào nhóm I trong danh sách phân loại các loại gỗ được khai thác và sử dụng ở Việt Nam hiện nay. Đặc tính chung của những loại gỗ này là: bền chắc với môi trường tự nhiên, thớ gỗ đẹp, vân mịn, không bị mối mọt, có mùi hương gỗ dễ chịu và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường gỗ hương hầu hết là được nhập khẩu từ nước ngoài tuy không được đẹp như gỗ bản địa nhưng vẫn có thể đáp ứng được sơ bộ nhưng đặc tính này.
Vậy cùng với sự phân bố rộng khắp thì đặc điểm của từng loại gỗ hương là gì? Về cơ bản trong tìm hiểu gỗ hương thuộc nhóm mấy thì dù gỗ hương được trồng ở đâu thì cũng có các đặc tính chung như:
– Kết cấu gỗ cứng, bền chắc và có trọng lượng gỗ nặng với khả năng chịu trọng lực và chịu va đập tốt.
– Trong thân gỗ và cả rác gỗ đều có chứa thành phần xua đuổi côn trùng hiệu quả giúp cho gỗ hương không cần lo sợ bị mối mọt tấn công.
- Trong thân gỗ hương có chiều nhiều tinh dầu nền giúp cho gỗ có mùi hương thơm đặc trưng rất dễ chịu.
- Gỗ hương có màu nâu hồng hơi sẫm với thớ gỗ nhỏ mịn và hệ vân đan chéo nhau ấn tượng giúp mang đến giá trị thẩm mỹ tuyệt vời.
- Thông thường cây gỗ hương thường phát triển khá chậm nên để khai thác cần đợi đến thời gian lâu dài,
Chính vì vậy nội thất gỗ tự nhiên ghi điểm bởi nét đẹp sang trọng, ấm cúng đầy cuốn hút cùng với độ bền, chât lượng nổi bật hiện đang trở thành một xu hướng nội thất rất được yêu thích hiện nay, bất chấp giá thành đắt đỏ thuộc phân khúc hàng cao cấp trên thị trường vật liệu. Đặc biệt là người biết chơi gỗ thì thường để nội thất gỗ hương mộc để có thể cảm nhận được hương thơm tự nhiên của loại gỗ này.
Trên thị trường gỗ tự nhiên hiện nay thì gỗ hương được phân loại chủ yếu dựa trên nguồn gốc xuất xứ của gỗ. Và hiện tại trên thị trường có tất cả là 3 loại tất cả là:
Đây là loại gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi với 3 loại gỗ hương chủ yếu là gỗ hương đá, gỗ hương xám và gỗ hương đỏ. Đây chủ yếu là các loại gỗ được khai thác từ rừng trồng nên có tuổi đời ngắn hơn.
Đây là loại gỗ được nhập khẩu trực tiếp từ Lào với 2 loại phổ biến là gỗ hương vân và gỗ hương thông. Đây đều là những loại gỗ được khai thác từ những cánh rừng nguyên sinh nên có tuổi đời khá lớn.
Ở Việt Nam thì cây gỗ hương được trồng nhiều tại các tỉnh từ Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ. Tuy nhiên hiện nay tại các cánh rừng tự nhiên thì còn rất ít cây trưởng thành hoặc già bởi đa phần đã bị khai thác từ nhỏ vì giá trị kinh tế.
Là dòng vật liệu gỗ tự nhiên có giá thành đắt đỏ nên hiện nay không ít đơn vị đã đánh lừa những người tiêu dùng không am hiểu về gỗ bằng những loại gỗ khác kém chất lượng hơn để thu lời bất chính. Vì vậy để tránh trường hợp này thì cùng với việc tìm hiểu gỗ hương thuộc nhóm mấy thì bạn cũng thể bỏ qua cách nhận biết gỗ hương như sau. Khi bào gỗ hương hoặc ngâm gỗ hương trong một chậu nước ấm trong khoảng 2 giờ đồng hồ thì nước sẽ bị đổi màu thành màu vàng hơi xanh nhẹ giống như nước chè loãng, thậm chí là một số loại lại có mùi chua như gỗ hương vân. Nhưng đối với gỗ hương huyết khi ngâm sẽ nổi váng dầu và nước sẽ đổi sang màu đỏ như máu theo đúng tên gọi của chúng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc “gỗ hương thuộc nhóm mấy?” cũng như là giúp bạn tìm hiểu về gỗ hương một cách đầy đủ nhất. Để xem thêm những loại gỗ khác hay nhận tư vấn – báo giá, quý khách vui lòng liên hệ theo số hotline 0981 225 888 để được giải đáp chi thiết nhất.
>> Xem thêm: tủ bếp gỗ tự nhiên