Tìm hiểu cách chia bậc cầu thang xoắn đơn giản, chính xác sẽ giúp bạn mang đến một kiến trúc thanh lịch, tinh xảo và đầy ấn tượng, thu hút.
Trong các ngôi nhà phố, nhà cao tầng hiện nay thì cầu thang chính là một bộ phận không thể thiếu giúp kết nối không gian giữa các tầng lầu. Trong đó thì với thế mạnh về giá trị thẩm mỹ đầy ấn tượng giúp nâng cao đẳng cấp của ngôi nhà cũng như là giúp tận dụng tối đa hóa không gian thì mẫu cầu thang xoắn hiện đang rất được các gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên thì với kiểu dáng độc đáo thì việc chia bậc cho mẫu cầu thang này sao cho hợp lý là vấn đề không ít các gia chủ quan tâm. Và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với mọi người cách chia bậc cầu thang xoắn đơn giản, dễ dàng.
Cầu thang xoắn là một loại cầu thang xuất hiện khá lâu nhưng những năm gần đây mới phát triển mạnh mẽ và hiện đang là một xu hướng được nhiều gia đình ưa chuộng. Và vẫn giữ vai trò nhữ các loại cầu thang bình thường nhưng với khuynh hướng thiên về sự tối ưu không gian nên rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích hạn chế.
Ưu điểm của cầu thang xoắn:
- Với thiết kế theo hình xoắn ốc từ trên xuống giúp tiết kiệm tối đa diện tích ngôi nhà.
- Có giá trị thẩm mỹ cao, từ những đường nét cho đến tổng thể đều chứa đựng sự hoàn mỹ của nghệ thuật.
Tuy nhiên, cũng chính bởi kiểu dáng độc đáo thì để có thể sử dụng mẫu cầu thang này hoàn hảo thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách chia bậc cầu thang xoắn chính xác.
Trước khi tìm hiểu cách chia bậc cầu thang xoắn chính xác thì đòi hỏi bạn cần phải hiểu rõ nguyên tắc thiết kế của mẫu cầu thang này.
- Khi thiết kế cầu thang xoắn thì căn phòng sẽ không đều như cầu thang thông thường, chân cầu thang cũng sẽ không có chiếu nghỉ nên việc di chuyển sẽ khó khăn hơn sơ với những loại cầu thang khác.
- Khi muốn thiết kế cầu thang xoắn thì cần phải chú ý đến độ rộng của khoang để đảm bảo sự thoải mái và an toàn khi chuyển. Và không được để cầu thang quá bé vì điều này sẽ dễ gây nguy hiểm và bất tiện khi lên – xuống nhất là đối với gia đình có người già và trẻ nhỏ.
- Ở khoảng trần phía trên cầu thang nên bố trí một vài chiếc đèn để đảm bảo được độ sáng trong việc di chuyển lên xuống. Ngoài ra thì một vài chậu cây nhỏ ở sát chân cầu thang sẽ khiến cho không gian nhỏ hẹp trở nên dễ chịu hơn.
Cùng với các thông số dưới đây sẽ giúp bạn có cách chia bậc cầu thang xoắn đơn giản và tối ưu nhất.
Độ cao: 270cm
Đường kính ngoài: 200cm; đường kính trong: 10cm
Số bậc tối đa: 11 bậc
Góc quay: 450 độ; góc quay các bậc: 40,9 độ
Chiều dày các bậc: 5cm; chiều dày cố bậc: 24,5cm
Độ rộng các bậc: 70cm; chiều rộng quá trình phôi: 74,6cm; chiều rộng của các bậc thang: 95cm
Độ dốc của cầu thang sẽ được tính toán thông qua tỷ lệ chiều cao và chiều dài của các bậc với công thức:
2h + b = 60cm
Trong đó: h là chiều cao bậc và b là chiều rộng bậc.
Ngoài ra thì bạn cũng cần ghi nhớ các quy tắc sau:
Chiều rộng tối thiểu của bậc không được nhỏ hơn 80cm
Những bước rộng ở trung tậm cầu thang nên nằm trong khoảng từ 20 – 40cm
Độ cao nên dùng rơi vào khoảng từ 16 – 18cm
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với mọi người về cách tính bậc cầu thang xoắn cũng như là các nguyên tắc trong thiết kế cầu thang xoắn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể tính toán hợp lý cho mẫu cầu thang trong ngôi nhà của mình.
Xem thêm: Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy