Sologan

Piet Mondrian – Người mở đường cho nghệ thuật Tân tạo hình

Piet Mondrian là một danh họa nổi tiếng của Hà Lan, là cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình đã mang đến nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của rất nhiều kiến trúc sư.

Piet Mondrian là một danh họa người Hà Lan rất nổi tiếng trong trường phái hội họa trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20 và đã mang đến rất nhiều đóng góp cho nền hội họa của thế giới. Ông chính là người thúc đẩy phát triển cho trường phái trừu tượng thông qua việc đựt nền móng cho nghệ thuật Tân tạo hình Neo – Plasticism. Và những tài liệu của ông để lại đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận để các kiến trúc sư mang đến những tác phẩm tuyệt vời nhất.

Thông tin về danh họa Piet Mondrian

Cựu danh họa Piet Mondrian có tên thật là Pieter Cornelis Mondriaan, sinh năm 1872 tại Amersfoot (Hà Lan) và mất năm 1944 tại New York, Mỹ. Ông không chỉ là một danh họa nổi tiếng mà còn là một nhà văn, nhà tâm lý. Chính vì vậy ông luôn tin rằng nghệ thuật chính là yếu tố phản ánh tâm linh cơ bản trong thiên nhiên. Chính vì vậy trong các tác phẩm của mình, các đối tượng đều được ông đơn giản trở thành các yếu tố cơ bản nhất. Để từ đó có thể tiết lộ được những yếu tố cơ bản nhất và bản chất năng lượng huyền bí của sự bằng giữa các lự chi phối trong thiên nhiên và vũ trụ.

danh họa Piet Mondrian

Vào năm 1917, Piet Mondrian đã bắt đầu vẽ những đường lưới kẻ đen theo những ô màu sắc cơ bản và mang tính biểu tượng của mình. Cũng chính những đường kẻ và các ô hình này đã giúp ông tạo nền móng và khởi xướng cho lý thuyết Tân tạo hình Neo Plasticism với sự khám phá những chuyển động thông qua hình thức và màu sắc đơn thể. Còn những ô màu đỏ, lam, vàng của ông thì lại trở thành một yếu tố rất quan trọng trong phong trào De Stijl. Và những tài liệu này của ông đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn lao và có ảnh hưởng rất lớn đến các kiến trúc sư trên toàn thế giới.

Đặc trưng của phong cách nghệ thuật Neo – Plasticism

Trong nghệ thuật đồ họa thì những tác phẩm mang nghệ thuật Neo – Plasticism sẽ tận dụng những đường thẳng đen ngang dọc để làm nền tảng. Ngoài sự giới hạn về mặt hình học thì chúng còn giới hạn về mặt màu sắc bằng cách chỉ sử dụng các gam màu cơ bản là: đỏ, xanh, vàng để làm chủ đạo cùng với các gam màu vô sắc như: đen, xám, trắng để bổ sung. Theo đó nghệ thuật Tân tạo hình này chủ trương trừu tượng và khái quát hóa bằng cách giản lược tối đa về các hình thức màu sắc – một yếu tố then chốt trong xu hướng thiết kế tối giản.

Nghệ thuật Tân tạo hình Neo - Plasticism

Ngoài ra trong thiết kế nội thất, nghệ thuật này có tạo dáng giúp lắp ráp các chi tiết với nhau nhưng lại khoe rõ những chỗ ghép nối. Theo KTS Gerrit Rietveld thì những món đồ nội thất này đều được xem như những bức tranh điêu khắc mang tính trừu tượng của những thiết bị trong tương lai.

Sự ảnh hưởng của Piet Mondrian đến các kiến trúc sư

Cùng với việc mở ra nghệ thuật Tân tạo hình Neo – Plasticism đã giúp cho Piet Mondrian trở thành một nguồn cảm hứng lớn lao cho các kiến trúc sư và thúc đẩy, kích thíc họ đi khám phá một không gian mới. Theo đó dưới góc nhìn của những người họa sỹ về sự deo dai trong thế giới xây dựng đã giúp ông có thể đề xuất được những ý tưởng giúp làm giảm thiểu khối lượng vật liệu trong kiến trúc. Ông xem kiến trúc giống như một khung năng động để giúp kết nối các hoạt động trong cuộc sống. Chính những tài liệu này đã có sự ảnh hưởng lớn trong nhiều tác phẩm nổi tiếng của các kiến trúc sư.

1, Cảm hứng của KTS Gerrit Rietveld

công trình của KTS Gerrit Rietveld

KTS Gerrit Rietveld là một người chịu rất nhiều ảnh hưởng từ trường phái Tân tạo hình của Piet Mondrian. Ngay trong công trình đầu tay của ông chính là tòa nhà 2 tầng của góa phụ Truus Schoroder cùng 3 người con tại Utrecht, Hà Lan đã được áp dụng nghệ thuật này. Cụ thể là ngôi nhà đã được thiết kế với các hệ lưới đen được chuyển thành thanh kim loại, gỗ cùng các ống thép với màu đơn sắc để tạo thành mặt chuyển động của mái, cửa sổ và tường.

2, Ảnh hưởng của Piet Mondrian với KTS Theo van Doesburg

công trình của KTS Theo van Doesburg

Vào năm 1926, họa sĩ kiêm kiến trúc sư Theo van Doesburg cũng đã sử dụng nghệ thuật này khi được ủy nhiệm thiết kế cho cửa hàng Cafe L’Aubette. Khi đó ông dã cải tạo nội thất bên trong công trình này trở thành một bức tranh lưới De Stijl nghiêng 45 độ bao quanh các bức tường và trần nhà với những ô màu sắc đơn lập: xanh, đỏ, vàng.

3, Nhà thiết kế Charles và Ray Eames

công trình của nhà thiết kế Charles và Ray Eames

Nhà thiết kế Charles cùng cộng sự của mình là Ray Eames cũng đã thành công trong việc cải tạo hai khối nhà của Viện Nghiên cứu số 8 (1949). Tại đây hai người đã chuyển đổi hệ lưới đen của Mondrian vào những khung thép được đúc sẵn để bao bọc hai khối công trình này.

4, Ảnh hưởng của Piet Mondrian với kts Le Corbusier

công trình của KTS Le Corbusier

Cùng với thiết kế kết cấu đúc sẵn của Piet Mondrian cũng đã đáp ứng sự bùng nổ trong kiến trúc và trở thành thành biểu tượng tự nhiên cho sản xuất công nghiệp cùng cá kỹ thuật chiến tranh. Theo đó năm 1952, kts Le Corbusier đã áp dụng nghệ thuật này để giúp cho ban công của công trình Uno d’Habitiation đã trở nên vô cùng nổi bật với các khối panel men tráng màu.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cùng mọi người tìm hiểu về cựu danh họa Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình Neo – Plasticism có sức ảnh hưởng rất lớn đến các kiến trúc sư. Đừng quên theo dõi Nhà Bếp Hoàng Gia để không bỏ qua những thông tin hữu ích về kiến trúc thế giới luôn được cập nhật đầy đủ.


Hotline: 0981 225 888