Sologan

Gỗ mun là gỗ gì? Đặc điểm ứng dụng và cách nhận biết

Gỗ mun là loại gỗ tự nhiên quý hiếm có cách nhận biết với gam màu đen vô cùng nổi bật. Vậy đặc điểm ứng dụng của chúng như thế nào trong thi công nội thất?

Gỗ mun chắc hẳn là một cái tên không còn xa lạ với mọi người, dù là chưa nhìn thấy nhưng ít nhất chắc hẳn cũng đã nghe qua loại gỗ này. Chúng được giới nghệ nhân làm đồ gỗ yêu thích và nâng niu như một món bảo bối. Và hiện nay trên thị trường các sản phẩm sử dụng vật liệu gỗ này từ nội thất: bàn, ghế, giường, tủ,… cho đến các đồ thủ công mỹ nghệ, phụ kiện trang trí đều được mọi người săn đón. Vậy điều gì đã khiến cho dòng vật liệu liệu này lại trở nên nổi danh như vậy? Hãy cùng Nhà Bếp Hoàng Gia tìm hiểu gỗ mun là gỗ gì? Đặc điểm ứng dụng và cách nhận biết loại gỗ này qua bài viết dưới đây.

1. Gỗ mun là gỗ gì?

Gỗ mun có tên khoa học là Diospyros mun là thân gỗ dược khai thác từ loại cây cùng tên thuộc họ thị và là loại cây rụng lá. Loại cây này thường phân bố chủ yếu ở Việt Nam đồng thời cũng được tìm thấy tại các nước hàng xóm như Lào và Campuchia. Tuy nhiên lo lắng về sự sinh tồn của loại cây này nên chúng cũng được gây giống và trồng ở một số quốc gia Châu Phi như: Ấn Độ, Ai Cập, Nam Phi,… để khai thác lấy gỗ sản xuất.

gỗ mun là gỗ gì

Giống như tên gọi thì gỗ mun có màu đen với chất gỗ khá đặc, có thể chìm trong nước. Chúng cùng với các loại gỗ quý hiếm khác như: gỗ muồng đen, gỗ gụ, gỗ pơ mu, gỗ hương đen,… được xếp vào nhóm gỗ loại I theo danh sách phân loại gỗ ở nước ta. Đặc biệt là loại gỗ này hiện đang được đưa vào Sách Đỏ của nước ta cần phải bảo tồn. Vì vậy hầu hết gỗ mun trên thị trường nội thất hiện nay thường là dòng gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài.

2. Các loại gỗ mun hiện nay

các loại gỗ mun

Trên thực tế dòng vật liệu này được chia thành 05 chủng loại khác nhau và sở hữu những ưu điểm nổi bật riêng. Cụ thể như:

- Gỗ mun sừng: Loại gỗ này khá nặng có độ cứng cao nhưng giòn. Ban đầu gỗ có màu vàng xanh kaki nhưng để lâu sẽ lắng xuống màu đen đồng thời tom gỗ và vân gỗ cùng mất dần đi tạo nên nét đặc trưng riêng. Hơn nữa một vài cây gỗ trong số chúng còn có thể có lang trắng trong giữa thân càng có giá trị hơn gấp vài lần. Hiện nay loại gỗ này gần như là tuyệt chủng hoàn toàn.

- Gỗ mun sọc: Loại gỗ này thường có màu xanh đen xen kẽ các sọc trắng cùng với hệ vân sáng màu chạy dọc theo thân gỗ. Hệ vân này khá giống với gỗ mun hoa nhưng thẳng hơn và chất gỗ cùng dẻo hơn vói độ bền cơ học cao.

- Gỗ mun đen: Loại gỗ này sở hữu một màu đen tuyền vỗ cùng sang trọng, ít dăm và đặc biệt là không có tom gỗ. Chưa kể sau khi được xử lý kỹ lưỡng sẽ giúp mang đến cho bề mặt độ bóng loáng ấn tượng mà không loại gỗ nào có được.

- Gỗ mun hoa: Loại gỗ này có những hoa văn sọc trắng vàng – đen xen lẫn nhau vô cùng đẹp mắt. Chất lượng của gỗ cũng rất tốt với độ cứng khá cao, có thể chống mối mọt nhưng khá giòn nên cần phải tỉ mỉ trong thi công.

- Gỗ mun đuôi công (mun Nam Phi): Loại gỗ này có thớ gỗ to bản nhiều và sẵn hơn các loại trên nên rất được ưa chuộng trong thi công nội thất. Tuy nhiên loại gỗ này cũng mềm, mùn và chất lượng kém hơn so với các chủng loại khá nên có giá thành thấp hơn.

3. Đặc điểm ứng dụng của gỗ mun

ứng dụng của gỗ mun

Không phải ngẫu nhiên mà dòng gỗ này lại được giới chơi gỗ yêu thích và săn đón như vậy dù có giá thành cao ngất ngưởng mà bởi những đặc tính nổi bật của chúng. Cụ thể như:

- Gỗ có bề mặt bóng mịn mà khó có loại gỗ này có thể sánh được, đặ biệt là để càng lâu thì chất gỗ lại càng bóng đẹp.

- Gỗ có màu sắc đen rất đẹp với các hoa văn sọc trắng – vàng hòa quyện lẫn nhau mang đến một nét đẹp huyền bí vô cùng cuốn hút. Hơn nữa loại gỗ này không có tom gỗ giống như các loại gỗ thông thường.

- Loại gỗ này được đánh giá là có bền rất cao, chất gỗ rất đằm, nặng và chắc nên ít bị cong vênh, trầy xước cũng như là khó bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.

- Đặc biệt là gỗ thường không bị mối mọt tấn công cũng như là khó có thể mục nát nên có giá trị sử dụng lâu dài, thậm chí có thể lên đến hàng trăm năm.

4. Cách nhận biết gỗ mun đơn giản

Là dòng vật liệu có giá trị cao nên trên thị trường hiện nay có một số đơn vị đã sử dụng các loại gỗ có giá trị thấp hơn như: me tây, hương, muồng,… thay thế cho gỗ mun để đánh lừa những người không chuyên về gỗ nhằm thu lợi nhuận. Vì vậy để lựa chọn được đúng dòng vật liệu như mong muốn tương xứng với số tiền bạn bỏ ra thì bạn có thể tham khảo các cách nhận biết dưới đây.

Cách nhận biết gỗ mun đơn giản

cách nhận biết gỗ mun

Chúng ta có thể nhận biết loại gỗ này trực qua nhờ đặc trưng  về màu sắc, hệ vân. Cụ thể là ngoài mun đen thì các loại khác trong nhóm này khi mới hoàn thiện sẽ có hệ sọc vân trắng, vàng đen với màu sắc xanh đen, hơi đỏ. Và sau một thời gian sử dụng hệ vân sẽ dần mất đi và màu sắc trở về màu đen tuyền.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dao trà hoặc nhàm một góc nhỏ để kiểm tra. Nếu thực sự là gỗ mun sẽ có các hệ vân màu vàng, trắng hoặc xanh đen hơi đỏ uốn lượn khoogn theo quy luật. Và nếu có thể thì tốt nhất là bạn nên đi cùng với những người có kinh nghiệm hoặc am hiểu về gỗ.

Cách phân biệt các loại gỗ mun được sử dụng hiện nay

phân biệt các loại gỗ mun

Bên cạnh việc nhận biết thì từng loại gỗ mun lại sở hữu những giá trị riêng nên trong lựa chọn đòi hỏi bạn cần phải biết cách phân biệt sao cho phù hợp. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bạn có thể thể tham khảo:

- Gỗ mun sừng: Loại gỗ này khi cắt ngang bề mặt sẽ thấy hệ vân màu xanh và để một thời gian hệ vân sẽ biến mất và trở thành màu đen chũi không vân.

- Gỗ mun sọc: Ban đầu gỗ có màu vàng xanh kaki nhưng khi để lâu sẽ thành màu đen bóng với hệ vân và tom gỗ dần mất đi tạo thành màu đen trơn nhưng không đen như mun sừng hay mun hoa. Đặc biệt là loại gỗ này khi gỗ sẽ có tiếng chat chat chứ không hề bụp bụp như các loại gỗ khá.

- Gỗ mun hoa: Loại gỗ này có hệ vân gỗ to lớn với các đường màu trắng – vàng – đen đan xen, hoa trộn chạy dọc theo thân gỗ giúp bạn có thể dễ dàng nhận thấy được.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên đây Nhà Bếp Hoàng Gia đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu gỗ mun là gỗ gì? Các đặc điểm ứng dụng và cách nhận biết đơn giản, chính xác nhất. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong việc đưa ra sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho ngôi nhà của mình.

>>Xem thêm: Gỗ gõ đỏ có giá là bao nhiêu?


Hotline: 0981 225 888