Gỗ tràm hay còn được gọi là bạch thiên tầng, khuynh diệp – là một tên gọi rất quen thuộc trong đời sống nhưng không phải ai cũng hiểu chi tiết về dòng vật liệu này.
Gỗ tự nhiên từ lâu đã được biết đến là một trong những dòng vật liệu rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tuy nhiên thực tế đây chỉ là tên gọi chung của rất nhiều chủng loại gỗ khác nhau mà không phải ai cũng biết đến tên của từng loại gỗ. Trong đó được biết đến là một tên tuổi gỗ tự nhiên rất quen thuộc trong cuộc sống những không phải ai cũng biết chính xác gỗ tràm là gỗ gì cũng như là các đặc tính của dòng vật liệu này. Do đó trong nội dung bài viết dưới đây, Nhà Bếp Hoàng Gia sẽ cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu về dòng vật liệu gỗ này.
Gỗ tràm hay còn được biết đến với các tên gọi khác như bạch thiên tầng, khuynh diệp với tên tiếng anh là Melaleuca wood - là thân gỗ của một loại thực vật thuộc họ Đậu có tên khoa học là Acacia Auriculiformis. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Australia và thường được trồng phổ biến tại các khu vực đồi trọc do tốc độ phát triển rất nhanh. Hiện nay cây gỗ tràm đang được trồng phổ biến tại các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Myanmar, Indo,… và ở nước ta chúng thường phân bố tại khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Gỗ tràm thuộc nhóm mấy? Hiện nay dòng gỗ tự nhiên này được xếp vào nhóm IV theo danh sách phân loại gỗ được khai thác và sử dụng ở nước ta hiện nay. Đây là nhóm những loại gỗ có màu sắc tự nhiên cùng thớ gỗ mịn và có độ bền cao, dễ dàng thi công và ứng dụng.
Hiện nay cây tràm thường gặp ở nước ta có độ cao trung bình khoảng 15 – 20m nhưng có đường kính khá nhỏ khoảng 20cm. Xét về đặc tính thì loại gỗ này sử dụng những đặc điểm như:
- Gỗ có cốt gỗ khá cứng và chắc với tỷ trọn khoảng 650kg/m3 và có khả năng chịu trọng lực cao, khả năng chống va đập tốt.
- Bề mặt gỗ có màu vàng sáng tự nhiên với thớ gỗ mịn và khả năng bám sơn rất tốt.
- Gỗ có hệ vân thẳng và trải dọc không quá đặc biệt.
- Trong chất gỗ có chứa một lượng tinh dầu cao có khả năng xua đuổi côn trùng và chống mối mọt hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại gỗ tràm khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện địa chất và thời tiết, khí hậu. Trong đó chủ là yếu là những loại gỗ sau:
Loại gỗ này còn được biết đến với các tên khác như: tràm keo, keo lưỡi liềm hay keo lá tràm. Trên thực tế đây là một loại gỗ thuộc chi keo và được xếp vào nhóm IV trong các loại gỗ được sử dụng nước ta. Loại gỗ này có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích nghi rộng rãi và được khai thác với nhiều mục đích khác nhau.
Đây là một dòng thực vật có hoa thuộc chi Tràm và họ Đào Kim Nương với dạng cây thân bụi hoặc thân gỗ nhỏ. Loại cây này thường được sử dụng để làm chiết xuất tinh dầu tràm hoặc được sử dụng trong y học để chữa bệnh cảm lạnh, ho, đau bụng,... Đồng thời chúng cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm để làm sữa tắm, dầu gội,....
Đây cũng là thực vật thuộc chi Tràm với chiều cao có thể lên đến 35m. Loại thực vật này thường được sử dụng để chữa trị nhũng bệnh về mụn nhọt, cảm cúm, phong thấp,... Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong làm giấy, nội thất gỗ,...
Đây là dòng gỗ có thân khá nhỏ cao từ 5 – 20m nhưng có đường kính chỉ 6 – 12cm với thân mọc thẳng đứng, ít phân nhánh. Dòng gỗ này thường được sử dụng để làm móng và gia cố lại nhà cửa.
Còn được biết đến là cây tràm bầu, đây là một loại thực vật khá quý hiếm với thân gỗ thấp nhưng có khả năng chống mối mọt rất tốt. Loại gỗ này thường sử dụng trong thi công đồ thủ công mỹ nghệ.
Hiện nay cái tên gỗ tràm đã trở thành rất quen thuộc đối với mọi người bởi chúng đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Cụ thể như:
Gỗ tràm với đặc tính có độ bền tốt cùng hệ vân rõ ràng và giá thành vừa phải nên đang được rất nhiều gia đình ưa chuộng trong thi công nội thất. Cụ thể như:
Giường gỗ tràm có thể dễ dàng tạo được nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau từ cổ điển cầu kỳ đến hiện đại đơn giản. Chất gỗ với gam màu trầm hoặc màu socola càng giúp nâng tầm giá trị thẩm mỹ.
Các bộ bàn ghế gỗ tràm cũng rất được yêu thích bởi thiết kế độc đáo đầy tinh xảo cùng độ bền tốt mà giá thành không quá cao.
Cửa gỗ tràm với nét đẹp hiện địa, sang trọng cùng khả năng chống va đập tốt và hạn chế mối mọt cùng giá thành phải chăng thì đây chính là một gợi ý cho bạn.
Bàn thờ gỗ tràm cũng được săn đón bởi màu sắc đặc trưng kết hợp với tính dẻo và độ ổn định tốt, cho phép chạm khắc các chi tiết như không gian.
Trong khía cạnh y học thì dòng thực vật này cũng có nhiều tác dụng khác nhau. Cụ thể như lá tràm có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn nên sử dụng trong điều trị vết thương hoặc cảm lạnh. Tinh dầu tràm lại có tác dụng chữa nhức mỏi, đau khớp với hiệu quả cao.
Trong nội dung trên đây Nhà Bếp Hoàng Gia đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu gỗ tràm là gì? Đặc điểm cũng như là Ứng dụng chi tiết của loại gỗ này. Mong rằng qua những nội dung chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về dòng gỗ này cũng như là đưa ra quyết định lựa chọn vật liệu phù hợp.
>> Xem thêm: Gỗ nghiến là gì: Đặc điểm, cách nhận biết và ứng dụng