Gỗ Veneer là một loại gỗ công nghiệp nhưng lớp phủ lại là gỗ tự nhiên với độ dày từ 3 – 5 ly được lạng mỏng từ thân gỗ theo phương pháp bóc ly tâm hiện đại.
Gỗ tự nhiên từ lâu đã được biết đến là dòng vật liệu quen thuộc và luôn là sự lựa chọn yêu thích của các gia đình. Tuy nhiên trước sự khai thác và chặt phá rừng hàng loạt hiện nay khiến cho số lượng gỗ tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm. Trước tình trạng này, để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và sáng tạo nên dòng vật liệu gỗ công nghiệp với nhiều đặc tính nổi bật nhằm thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên. Trong đó được biết đến là một loại gỗ công nghiệp có bề mặt giống gỗ tự nhiên đến khó phân thì nhiều người thắc mắc không biết gỗ Veneer là gì? Có nên sử dụng chúng làm nội thất không? Hãy cùng Nhà Bếp Hoàng Gia đi sâu vào tìm hiểu về dòng vật liệu này qua bài viết dưới đây.
Gỗ Veneer thực chất là một loại gỗ công nghiệp nhưng bề mặt phủ lại 100% là gỗ tự nhiên. Cụ thể cấu tạo của chúng gồm 02 phần là:
- Phần code gỗ là code gỗ công nghiệp MDF, HDF, MFC như những loại gỗ công nghiệp khác. Tuy nhiên hiện nay loại gỗ này thường sử dụng code gỗ MDF lõi xanh chống ẩm để giúp đảm bảo độ bền hoàn hảo cho bề mặt phủ gỗ tự nhiên.
- Lớp phủ bên ngoài: là bề mặt gỗ tự nhiên mỏng với độ dày từ 3rem – 5ly được lạng mỏng từ thân gỗ tự nhiên theo phương pháp bóc ly tâm hiện đại. Cụ thể là từ một thân gỗ có chiều dày 300mm, rộng 200mm và dài 2500mm sẽ lạng ra khoảng 1000 – 2000m2 gỗ Veneer tùy vào từng loại hao hụt. Chính điều này đã khiến cho gỗ Venner có bề ngoài không hề khác biệt so với gỗ tự nhên.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại Veneer đa dạng mà ta không thể kể chính xác được bởi cứ xé nhỏ từ gỗ tự nhiên thì ta lại có loại gỗ khác nhau. Cụ thể như sử dụng gỗ tràm để xẻ mỏng ra rồi dán lên miếng ván MFC thì ta được veneer tràm trên nền MFC, xé mỏng gỗ óc chó rồi dán lên code MDF thì ta sẽ được gỗ Veneer óc chó, xẻ mỏng gỗ sồi Mỹ dán lên nền ván ghép cao su ta được veneer sồi trên nền ván gỗ ghép cao su, ...
Bản thân bề mặt gỗ Veneer là gỗ tự nhiên được lạng ra từ thân gỗ nên chúng mang đầy đủ các tính chất của cây chủ về màu sắc, hệ vân, đặc tính vật lý, chất lượng,… Bên cạnh đó chúng còn được gia công, chế biến để loại bỏ nước tiêu chuẩn trong gỗ theo từng loại để tăng độ bền trong hoạt động sử dụng. Ngoài ra với code gỗ công nghiệp thì chúng cũng mang đầy đủ các đặc tính của dòng vật liệu này. Chính sự kết hợp này giúp chúng sở hữu rất nhiều đặc tính riêng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Cụ thể như:
Không phải ngẫu nhiên mà gỗ Veneer lại được yêu thích và đón nhận nổi bật trên toàn thế giới mà bởi những ưu điểm nổi bật mà chúng đã mang đến cho không gian như sau:
- Giá thành rẻ: vì từ một cây gỗ tự nhiên có thể lạng ra thành nhiều gỗ veneer, nên giá rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Có khả năng chống mối mọt rất tốt và gần như không bị nứt nẻ, co ngót hay cong vênh trong suốt quá trình sử dụng.
- Sở hữu giá trị thẩm mỹ cao với bề mặt sáng và cho phép bạn có thể thoải mái lựa chọn màu sắc và vân gỗ phù hợp với mong muốn của mình.
- Chúng có khả năng chịu nhiệt, chịu lực và khả năng chống ẩm tốt với code gỗ MDF lõi xanh chống ẩm.
- Bề mặt mịn, nhẵn và bền màu hiệu quả giúp bộc lộ hoàn hảo các giá trị thẩm mỹ sang trọng như một loại gỗ tự nhiên thông thường.
- Linh hoạt cao: có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, chạy chỉ chìm… mà vẫn giữ được nét đẹp của mình.
- Nếu sử dụng cốt gỗ ghép Finger thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành rẻ.
- Gỗ có trọng lượng khá nhẹ nên giúp cho việc vận chuyển, lắp đặt và thi công các sản phẩm nội thất thêm phần thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Là vật liệu công nghiệp nhưng chúng không hề độc hại, rất thân thiện với con người và không gây nên các hệ lụy xấu cho môi trường.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì gỗ Veneer vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định. Cụ thể như:
- Code gỗ là gỗ công nghiệp dù là code gỗ lõi xanh chống ẩm thì chúng cũng không chịu được nước, hơn nữa lớp keo cũng không quá chắc chắn nên dễ bị bung ra khi tiếp xúc với nước lâu dài.
- Gỗ cũng dễ bị nứt vỡ trong quá trình di chuyển
- Bề mặt Veneer mỏng nên dễ bị trầy xước làm lộ phần code bên trong và phần code khi tiếp xúc với không khí lâu thì hơi nước trong không khí sẽ phá vỡ kết cấu gỗ.
Ở các nước Châu Âu, Mỹ hoặc một vài nước hiện đại của Châu Á thì việc ứng dụng Veneer trong việc sản xuất và thi công nội thất đã có từ khoảng 30 – 40 năm trước. Tại thời điểm đó họ đã ý thức được rừng ngày càng cạn kiệt và việc sử dụng gỗ Veneer vừa có những ưu điểm vượt trội cùng bề mặt sang trọng của gỗ tự nhiên mà lại giúp bảo vệ môi trường.
Ở nước ta hiện nay, dòng vật liệu này cũng rất được yêu thích và ứng dụng phổ biế trong sản xuất thi công nội thất hiện nay. Các sản phẩm như tủ quần áo, giường ngủ, tab đầu giường, bàn ghế sang điểm, lam gỗ trang trí, hệ vách ốp,… đều đón nhận được rất nhiều sự ưa chuộng của các gia đình Việt để tô điểm cho không gian thêm phần sang trọng, tiện nghi và cuốn hút. Đặc biệt là cửa gỗ Veneer đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi để làm cửa thông phòng trong nhà ở để đảm bảo nét đẹp sang trọng, lịch lãm cùng độ bền ổn định trong điều kiện phòng mà lại tiết kiệm chi phí.
Gỗ veneer làm từ gỗ tự nhiên, dán lên ván công nghiệp để cho sản phẩm đẹp hơn, thật hơn. Với công nghệ dán gỗ veneer với cốt gỗ công nghiệp đạt đến trình độ cao, nên nhìn gỗ veneer rất giống với gỗ tự nhiên. Quý khách nên chú ý để tránh nhầm lẫn, bị lừa.
Ngoài ra, Cốt gỗ nào thì chất lượng ấy nên khi đặt hàng gỗ veneer quý khách hàng nên hỏi kỹ veneer gì trên nền ván gì, bởi sau khi dán xong hoàn thiện, chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy lớp veneer mà thôi chứ không biết cốt gỗ bên trong. Mà mỗi loại code gỗ lại có độ bền và các đặc tính riêng cùng giá thành khác nhau.
Và một điều quan trọng nữa là quý khách nên chọn cơ sở thi công đồ gỗ nội thất uy tín ,để tránh mua phải hàng kém chất lượng, có thể đắt hơn ở ngoài một chút nhưng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm đáng đồng tiền bỏ ra.