Bạn có biết đối với một không gian đẹp, việc lựa chọn sắp xếp, kết hợp bất kỳ một đồ vật nào cũng mang ý nghĩa thẩm mỹ cho không gian chung. Đối với phòng khách bàn trà và sofa là hai sản phẩm nội thất không thể tách rời. Nhưng làm thế nào để Chọn bàn trà kết hợp với sofa giúp không gian phòng khách hoàn hảo? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Bàn trà cho sofa góc, bàn trà sofa vuông chọn như nào cho đúng? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều gia chủ khi muốn có một căn phòng khách tinh tế, đẳng cấp. Nói về đồ nội thất phòng khách nói chung thì sofa và bàn trà là hai món đồ nội thất không thể “vắng mặt”, chúng luôn đi liền với nhau và không thể thiếu một trong hai. Để giúp cho bộ đôi này trở nên thẩm mỹ thì làm như thế nào để Chọn bàn trà kết hợp với sofa giúp không gian phòng khách hoàn hảo nhất? Đừng bỏ qua một vài mẹo nhỏ mà Nhà Bếp Hoàng Gia – đơn vị thiết kế và thi công nội thất lớn nhất Hà Nội mang đến cho bạn.
Để chọn bàn trà hợp với sofa thì điều đầu tiên cần chú ý đến chính là kích thước của bàn trà phải hài hòa, cân đối với sofa. Vậy bạn hiểu như thế nào là kích thước cân đối? Xét về phong thủy thì sofa được ví von là núi còn bàn trà được coi là nước cho nên núi phải cao hơn nước. Từ đó suy ra cần phải chọn bàn trà thấp hơn ghế sofa. Không chỉ vậy sofa là đồ nội thất tượng trưng cho gia chủ và bàn trà là khách nên bàn trà có kích thước cao hơn mang ý nghĩa khách lấn áp chủ là điều không thuận cần phải tránh.
Xét về mặt khoa học nếu như bàn trà có kích thước dài hơn sofa sẽ khiến không gian bị mất cân đối. Ngược lại bàn trà mà quá nhỏ sẽ lọt thỏm giữa bộ sofa gây mất cân bằng. Kích thước chiều dài của bàn trà nên để bằng ½ hoặc 2/3 sofa là cân đối nhất.
Một thiết kế bàn trà sofa đơn giản sẽ mang đến không gian thoải mái cho gia chủ, bên cạnh đó bạn cần phải chú ý đến màu sắc của “bộ đôi” này. Hãy chọn bàn trà có màu sắc cùng tone màu với sofa để có thể đảm bảo sự hài hòa và đồng bộ, đồng thời tạo ra bố cục cân đối cho không gian phòng khách sang trọng của bạn.
Đối với những gia chủ yêu thích sự độc đáo phá cách thì hãy chọn cho mình một bàn trà có tone màu nổi bật để làm điểm nhấn nhá cho căn phòng. Thế nhưng việc làm này được đánh giá là nguy hiểm nếu như bạn không biết chọn lựa nó rất dễ khiến không gian phòng khách của bạn bị rơi vào thế rối mắt, mất hài hòa.
Nếu như bàn trà chọn làm bằng gỗ tự nhiên có các vân gỗ đẹp thì bạn nên sử dụng màu gỗ nguyên bản để bàn trà trở nên sang trọng hơn, nổi bật hơn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng hai tone màu đơn giản là đen – trắng để tạo ra nét sang trọng và mang hơi hướng của sự hiện đại cho không gian được coi là “bộ mặt của gia chủ” này.
Bạn không thể nào kết hợp một bàn trà hiện đại với một bộ sofa phong cách tân cổ điển và ngược lại. Vì sự kết hợp này nó dẫn đến sự khập khiễng trong thẩm mỹ đồng thời phá vỡ bố cục không gian phòng khách nhà bạn. Hãy chọn bàn trà và sofa có phong cách thống nhất với nhau để tạo ra được sự hài hòa, tinh tế.
Chọn bàn trà kết hợp với sofa bạn nên chọn những loại bàn trà có khả năng kháng khuẩn, nước cao. Thông thường các loại bàn trà có vật liệu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp MDF có mặt kính,… được sử dụng rộng rãi.
Hình dáng bàn trà thông dụng hiện nay là bàn trà có hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình bát giác,… Nói riêng về bàn trà hình chữ nhật đơn giản nhưng lại hiện đại sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được diện tích căn phòng và phù hợp với nhiều thiết kế sofa. Còn các bàn trà hình bầu dục, tròn lại mang cảm giác thông thoáng và vì không có góc cạnh nên không gây vướng víu khi người sử dụng di chuyển. Riêng với các bàn trà kiểu dáng bầu dục, tròn này lại khá “kém” sofa đi cùng nó, chính vì thế bạn cần cân nhắc và nhờ tư vấn từ các KTS để có được bộ sofa kết hợp với chiếc bàn trà phù hợp nhất.
Kết luận: Hãy lưu lại các cách Chọn bàn trà kết hợp với sofa giúp không gian phòng khách hoàn hảo mà công ty thiết kế nội thất - Nhà Bếp Hoàng Gia mang đến cho bạn trên đây. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết chọn lựa bàn trà và sofa nào cho phù hợp thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thiết kế riêng cho bạn nhé!
>> Xem thêm: phòng khách tân cổ điển