Trong phong thủy cụm từ minh đường luôn là một vấn đề được rất nhiều nhà phong thủy quan tâm để đón điều cát tránh điều hung. Vậy Bạn có biết minh đường trong phong thủy là gì không? Đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây.
Nói đến Minh Đường người ta nhớ đến đây là vị trí mà xưa kia vua chúa thường đón tiếp các vị bá quan văn vỏ, hoặc tổ chức các hoạt động lễ nghi, thi cử. Xét trong phong thủy thì minh đường là nơi có sinh khí hội tụ và phải có rặng nói bao quanh, dòng nước uốn lượn. Vậy minh đường thời nay khác thời xưa như nào? Minh đường có ý nghĩa như thế nào trong phong thủy? Tất cả các thắc mắc này của bạn sẽ được chuyên viên tư vấn phong thủy của Nhà Bếp Hoàng Gia giải thích cho bạn.
Thời xưa minh đường là nơi Đế vương thường dùng để đón tiếp các chu hầu, tổ chức các đại lễ lớn. Theo “Sử ký – Thiên quan thư” có viết rõ “Tâm là Minh Đường, đại tinh thiên vương.” Điều này được hiểu là coi sao Tâm là Minh Đường trên trời xanh. Từ nhà Hán cho đến nhà Đường của Trung Hoa cổ đại đều nghĩ đến việc trùng tu, sửa soạn lại Minh Đường thế nhưng lại không thống nhất được các thức thiết kế nên công cuộc tu sửa này thất bại.
Xét trong phong thủy học thì Minh Đường lại được hiểu chính là khoảng không trước cửa nhà hoặc khoảng không trước mộ được gọi là nơi địa khí tích tụ. Yêu cầu của Minh Đường phải luôn luôn sạch sẽ, thông thoáng và phải đặt ở nơi tàng phong, tụ khí thì mới có thể mang lại phúc lộc cho gia chủ. Minh Đường sẽ là yếu tố tiên quyết nhất để gia chủ chọn mua đất hợp phong thủy tránh những điều rủi ro và đón điều tốt lành.
Người ta phân chia Minh Đường thành tiểu Minh Đường, trung Minh Đường (nội Minh Đường), đại Minh Đường (ngoại Minh Đường). Nói riêng về đại Minh Đường chỉ phía trước long huyệt, phần ngoài án sơn, nơi Thủy tích tụ. Còn với trung Minh Đường ở đây chỉ khu đất bằng phẳng có thế trái Thanh Long, phải Bạch Hổ ôm ấp trước long huyệt. Nơi khoảnh đất hơi thấp quanh huyệt vị, khi mưa có nước từ trên chảy xuống rồi rẽ sang hai bên. Cuối cùng là hội tụ tại chính giữa ở dưới huyệt vị chính là phần tiểu Minh Đường.
Một khu đất quý hay không nó phụ thuộc vào khu đất đó phải có cả nội Minh Đường và ngoại Minh Đường. Theo phong thủy Minh Đường luôn coi trọng yếu tố tàng phong tụ khí và phải có yếu tố thủy chạt uốn lượn, kiêng kỳ tù đọng và phải có thủy khẩu.
Minh Đường và hình thế của núi luôn luôn có mối quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau, chính vì thế mà chủ nhân phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp. Với mạch núi từ xa đến thì Minh Đường phải rộng rãi, ngược lại mạch núi ở gần thì Minh Đường cần hẹp. Tuy nhiên Minh Đường mà quá chật hẹp thì đồng nghĩa với việc phúc lộc không được bền lâu. Minh Đường quá rộng thì sẽ không được che chắn, khi có không khí vượng thì cũng dễ thất tán, đất tuy tốt nhưng lại không có chân huyệt.
Kết luận: Hy vọng với những chia sẻ về Minh Đường trong phong thủy trên cũng đã phần nào giúp cho quý khách biết được như nào là Minh Đường và Minh Đường rộng tốt hay hẹp tốt để mang lại may mắn, tài lộc cho cả nhà. Nếu bạn đang muốn thiết kế, xây dựng không gian sống của mình có Minh Đường tốt, chuẩn phong thủy cùng với đó là tính thẩm mỹ thì đừng quên liên hệ với Nhà Bếp Hoàng Gia ngay hôm nay để được tư vấn chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi treo gương bát quái hóa giải hướng nhà xấu